Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

U bao hoạt dịch là gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ

Trong vô vàn bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe con người. U bao hoạt dịch là một loại bệnh xa lạ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Đây là một căn bệnh gồm những triệu chứng khó chịu, thường xuất hiện tại các vị trí khớp với cơn đau đớn, lo lắng cho người bệnh.

U bao hoạt dịch là một hiện tượng bất thường, thường gặp ở các vị trí khớp trên cơ thể, điều này đã khiến nỗi lo âu lan tỏa đến người bệnh. Nhưng thực sự, u bao hoạt dịch là gì? U bao hoạt dịch có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này dưới bài viết sau.

U bao hoạt dịch là gì?

U bao hoạt dịch là gì? U bao hoạt dịch là hiện tượng mà dịch trong các khớp bị rò rỉ ra ngoài và tiết vào các chẽ gân tại những vị trí bị u. Tình trạng này có thể xuất hiện ở các bao gân hoặc bao khớp của cổ chân, cổ tay, khớp bàn ngón, khớp khuỷu, khớp gối chân và khớp liên đốt ngón tay. Mức độ tăng kích thước của những u bao hoạt dịch này diễn ra rất chậm, và một số trong số chúng thậm chí tự tiêu biến mà không cần phải điều trị. Đây là một tình trạng không hiếm xảy ra và có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, bất kể độ tuổi.

Điều này đã làm cho u bao hoạt dịch trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý đáng kể và điều trị kịp thời để ngăn ngừa tác động tiêu cực và giảm thiểu sự ảnh hưởng lâu dài lên khớp và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây u bao hoạt dịch

U bao hoạt dịch vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã liệt kê một số yếu tố có thể tăng nguy cơ phát triển tình trạng này:

  • Tình trạng chấn động khớp lặp đi lặp lại gây tổn thương cho lớp sụn khớp và kích ứng bao hoạt dịch, là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng u bao hoạt dịch.
  • Nguy cơ viêm hoặc mắc u bao hoạt dịch tăng cao đối với những người đã từng gặp chấn thương hoặc bong gân.
  • Tính chất nghề nghiệp: Đặc biệt là vận động viên hay những người thường xuyên cử động các khớp trong quá trình làm việc.
  • Tuổi tác: Sự suy yếu dần của sụn khiến các khớp trở nên không ổn định khiến cho bao hoạt dịch dễ hình thành, đặc biệt ở những người lớn tuổi.
  • Do bệnh lý: Mắc các bệnh như: Gout, bệnh tiểu đường, viêm khớp,... cũng có thể là nguyên nhân góp phần tạo thành u bao hoạt dịch.
U bao hoạt dịch là gì? Có nguy hiểm không? 2
Tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân góp phần tạo thành u bao hoạt dịch

Dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng, những yếu tố trên đã được xác định là yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng u bao hoạt dịch.

Các triệu chứng bị u bao hoạt dịch

Triệu chứng của u bao hoạt dịch có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí khớp bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải.

Một số triệu chứng lâm sàng

  • Khu vực gần các khớp sẽ xuất hiện các khối cứng, cảm giác cứng nhắc, và kích thước của chúng sẽ tăng dần theo thời gian.
  • Nếu vùng khớp bị viêm, sẽ có những dấu hiệu như: Bầm tím hoặc sưng đỏ.
  • Có tình trạng cứng khớp, khô khớp, mỗi lần di chuyển, thường nghe thấy âm thanh răng rắc.
  • Đau nhức ở vùng khớp bị viêm, đặc biệt là khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối,... cơn đau thường khó chịu, đôi khi dữ dội, đặc biệt khi vận động hoặc ấn tay vào.
  • Triệu chứng toàn thân: Có thể xuất hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao.
U bao hoạt dịch là gì? Có nguy hiểm không? 3
Có thể xuất hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao

Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng

  • Siêu âm: Được sử dụng để phân biệt u bao hoạt dịch với bướu mỡ hoặc bướu bã.
  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này hữu ích để loại trừ bệnh u xương.
  • Chụp MRI: Được sử dụng để phát hiện những bao nang có kích thước nhỏ hoặc khó nhìn thấy.

Những thông tin từ các biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng sẽ cung cấp thông tin quan trọng để xác định và đánh giá chính xác tình trạng u bao hoạt dịch cổ tay của người bệnh.

U bao hoạt dịch có nguy hiểm không?

U bao hoạt dịch có nguy hiểm không? U bao hoạt dịch có thể gây ra những tác động tiêu cực và có thể nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào kích thước và vị trí của u, cũng như tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, nguy hiểm và tác động của u bao hoạt dịch có thể khác nhau. Một số nguy hiểm và tác động tiêu cực của u bao hoạt dịch bao gồm:

  • Đau và khó khăn trong vận động: Gây viêm nhiễm và tổn thương các khớp, dẫn đến cảm giác đau đớn và hạn chế chuyển động. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Hạn chế tính linh hoạt: Giảm tính linh hoạt của khớp, khiến cho khả năng uốn cong và duỗi khớp bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến sự linh hoạt và độ dẻo dai của các khớp.
  • Tăng nguy cơ tổn thương khớp và xương: Làm suy yếu cấu trúc của khớp và xương, làm cho các khớp trở nên không ổn định và dễ bị tổn thương hơn.
  • Tác động đến tâm lý: U bao hoạt dịch có thể gây lo âu, stress và cảm giác không tự tin do ảnh hưởng đến ngoại hình và khả năng vận động của người bệnh.
  • Nhiễm trùng và biến chứng: Gây nhiễm trùng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp và điều trị y tế kịp thời.
  • Tác động đến các cơ quan và chức năng khác: Sự hiện diện của u bao hoạt dịch ở các vị trí gần cơ quan và mô xung quanh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của các cơ quan kề cận.
U bao hoạt dịch là gì? Có nguy hiểm không? 4
U bao hoạt dịch có thể gây lo âu

Do đó, việc phát hiện và điều trị u bao hoạt dịch kịp thời là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa những tác động tiêu cực và giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế để có phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Phương pháp trị liệu u bao hoạt dịch

Nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho các trường hợp u bao hoạt dịch nhỏ, không gây đau và không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị nội khoa thông thường bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm được sử dụng để giảm triệu chứng đau và viêm.
  • Vật lý trị liệu: Chườm đá kết hợp với cố định khớp có tác dụng giảm sưng và đau. Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho khớp cũng giúp giảm triệu chứng và phục hồi chức năng của khớp.
  • Bất động: Cố định màng dịch và hạn chế sự chèn ép của các u nang lên dây thần kinh lân cận bằng cách sử dụng nẹp.
  • Chọc dịch: Sử dụng kim để làm dịch từ khớp thoát ra dưới hướng dẫn của siêu âm.
U bao hoạt dịch là gì? Có nguy hiểm không? 5
Chườm đá kết hợp với cố định khớp có tác dụng giảm sưng và đau

Ngoại khoa

Đối với những u bao hoạt dịch có kích thước lớn, gây đau đớn nhiều, phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng. Quá trình điều trị này đòi hỏi sự tận tâm và kỹ thuật chuyên nghiệp của đội ngũ y tế để đảm bảo hiệu quả và đạt được kết quả tốt cho bệnh nhân. Các bước thực hiện phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:

  • Gây tê bệnh nhân tại chỗ để làm quen với quá trình điều trị mà không cảm thấy đau đớn.
  • Tại vị trí khối u, bác sĩ sẽ tiến hành rạch da, bóc tách lớp cơ để lộ u bao hoạt dịch.
  • Loại bỏ khối u một cách cẩn thận và sau đó cầm máu để ngăn chảy máu.
  • Cuối cùng, vết rạch sẽ được đóng lại bằng cách khâu, để bảo vệ vùng bị tổn thương và khuyến khích quá trình lành.

Cách điều trị bệnh u bao hoạt dịch phụ thuộc vào kích thước, vị trí và tình trạng sức khỏe của u, cũng như mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe hay cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Việc chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự khỏe mạnh và phục hồi cho bệnh nhân.

Hy vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh u bao hoạt dịch. Việc tìm hiểu và phát hiện sớm, cùng với việc tham vấn ý kiến ​​của các chuyên gia y tế, là điều cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và bảo vệ sức khỏe lâu dài cho mọi người.

Xem thêm: U bao hoạt dịch cổ tay là gì?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin