Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư gan tái phát sau phẫu thuật là một bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng. Sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u gan, bệnh có thể quay trở lại, gây ra nhiều lo ngại cho bệnh nhân. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tăng cơ hội sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, khả năng ung thư gan tái phát sau phẫu thuật thường xảy ra trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi điều trị. Cùng tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan tái phát và tham khảo cách đối mặt với vấn đề sức khỏe này trong nội dung bài viết sau đây.
Các tế bào ung thư gan tái phát này có thể tồn tại ở vị trí ban đầu hoặc lan sang các cơ quan khác. Chúng có thể không phát triển trong một khoảng thời gian, sau đó lại sinh sôi không kiểm soát, dẫn đến tái phát ung thư.
Có những trường hợp khi ung thư gan tái phát, bệnh nhân có thể mắc một loại ung thư khác hoàn toàn không liên quan đến ung thư ban đầu. Đây được gọi là ung thư thứ phát. Dựa vào vào vị trí và thời gian xuất hiện, ung thư tái phát có thể chia ra là ung thư tái phát cục bộ (ở vị trí ban đầu), tái phát khu vực (gần vị trí ban đầu) hoặc tái phát xa (ở cơ quan khác).
Khi ung thư tái phát, nó vẫn giữ tên của loại ung thư ban đầu. Chẳng hạn như nếu bạn bị ung thư gan và sau đó tế bào ung thư xuất hiện ở vú nó sẽ được gọi là ung thư gan di căn đến vú.
Việc ung thư gan tái phát sau phẫu thuật thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình điều trị ung thư gan ban đầu chưa được tiến hành một cách triệt để. Điều này dẫn đến các tế bào ung thư tiếp tục phát triển và gây ra tình trạng tái phát ung thư gan.
Một lý do khác có thể là trong quá trình phẫu thuật, khối u không được loại bỏ hoàn toàn hoặc các phương pháp hóa trị, xạ trị không tiêu diệt triệt để ung thư gan ban đầu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể phụ nữ chưa hoàn toàn hồi phục sau điều trị ung thư gan mà đã mang thai ngay sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư còn sót lại phát triển, dẫn đến tái phát ung thư gan sau phẫu thuật.
Bác sĩ khó dự đoán chính xác ai sẽ tái phát ung thư và nguyên nhân tại sao. Tuy nhiên, họ có thể dự đoán nguy cơ cao ở những bệnh nhân có bệnh tiến triển phức tạp và từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để ngăn ngừa tái phát ung thư sau phẫu thuật.
Với sự phát triển của y học, một số xét nghiệm di truyền có thể dự đoán khả năng tái phát của các loại ung thư.
Số lượng bệnh nhân mắc ung thư gan tái phát sau phẫu thuật khi đã điều trị thành công chiếm một tỷ lệ khá cao. Khi ung thư tái phát, hãy đối mặt với nó giống như cách bạn đã vượt qua ung thư nguyên phát.
Không phải tất cả các trường hợp ung thư tái phát đều đáp ứng tốt với liệu trình điều trị ban đầu. Thực tế, việc điều trị ung thư tái phát phụ thuộc vào loại ung thư, mức độ tiến triển và vị trí của ung thư.
Nếu ung thư tái phát tại chính cơ quan cũ, bệnh nhân có thể phẫu thuật lại hoặc xạ trị. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn, có thể sẽ cần đến các phương pháp điều trị toàn thân như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học hoặc miễn dịch. Ngoài ra, người bị ung thư tái phát cũng có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng để tìm ra phương pháp điều trị tiềm năng hơn.
Khi biết mình bị ung thư gan tái phát sau phẫu thuật, một số người có thể bối rối hơn so với lần đầu. Bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần tốt và đối mặt với bệnh như cách đã vượt qua lần đầu. Lần này, bệnh nhân có thể dùng những kinh nghiệm điều trị trước đây để chuẩn bị tốt hơn cho thử thách mới.
Hiểu rõ về căn bệnh mình mắc phải sẽ giúp giảm bớt lo lắng và căng thẳng. Bệnh nhân cũng cần chuẩn bị cho các tác dụng phụ có thể xảy ra và liên lạc với bác sĩ để nhận được sự tư vấn thích hợp.
Lần điều trị này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về những gì tốt cho cơ thể mình. Người bệnh cần theo dõi cơ thể để kịp thời báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Để tránh căng thẳng, người bệnh có thể tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, hoặc dành thời gian cho người thân và bạn bè.
Nếu đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, người bệnh nên nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên môn. Bệnh nhân có thể vượt qua bằng cách đối mặt với cảm xúc, kiểm soát triệu chứng và tác dụng phụ. Hiện nay có rất nhiều nhóm hỗ trợ, cả trực tiếp lẫn trực tuyến, để bệnh nhân chia sẻ cảm xúc và học hỏi kinh nghiệm.
Để ngăn chặn sự tái phát của ung thư gan, cần có sự phối hợp giữa việc duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Luôn chú ý đến cơ thể và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế kịp thời để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.