Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết

Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực và căng thẳng thường khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc nên đã tìm đến phương pháp sử dụng thuốc ngủ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu việc uống thuốc ngủ nhiều có hại không?

Thuốc ngủ là lựa chọn tối ưu dành cho những người khó ngủ, gặp các vấn đề về giấc ngủ để giúp họ tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn nhưng nhiều người thắc mắc rằng uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc sử dụng thuốc ngủ, tác động của nó đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn. Bài viết cũng sẽ đề cập đến các rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng thuốc ngủ và những lời khuyên để có giấc ngủ tự nhiên và an toàn. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bạn nhé!

Tìm hiểu về tình trạng sử dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ là sản phẩm chứa các thành phần có khả năng gây ra tình trạng buồn ngủ, thường được sử dụng trong các trường hợp bị mất ngủ thường xuyên hoặc mắc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Các loại thuốc ngủ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp người dùng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ như mong muốn. Vì vậy, thuốc ngủ thường được dùng trong trường hợp người bệnh đang phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ do áp lực từ công việc, cuộc sống gia đình hàng ngày, hay mất ngủ sau sinh 

Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết 1
Thuốc ngủ giúp người dùng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ

Thuốc ngủ phân loại như thế nào?

Dưới đây là một số loại thuốc ngủ có trên thị trường:

  • Nhóm dẫn xuất của Benzodiazepin: Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng an thần và gây buồn ngủ. Đây là những loại thuốc ngủ mạnh có khả năng gây phụ thuộc nếu sử dụng lâu dài. Thường được chỉ định cho những trường hợp người thường xuyên căng thẳng, lo âu, kích thích thần kinh, cơn co giật do sốt cao, kiểm soát cơn động kinh và trong quá trình cai rượu. Thuốc ngủ nhóm này chứa các hoạt chất như Clonazepam, Bromazepam và Diazepam.
  • Nhóm chứa dẫn xuất của Barbituric: Nhóm này gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây ra trạng thái buồn ngủ, an thần và giúp kiểm soát co giật. Tác dụng của các loại thuốc này có thể kéo dài từ 8 đến 12 giờ. Tiêu biểu trong nhóm này là Pentobarbital và Phenobarbital. Tuy nhiên, hiện nay nhóm thuốc này hiếm khi được sử dụng do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
  • Các loại thuốc ngủ khác (Rozerem, Lunesta và Ambien): Được sử dụng phổ biến hơn do có tác dụng an thần nhẹ hơn, có hiệu quả ít gây mất ngủ buồn nôn và ít tác dụng phụ hơn so với hai loại trên. Tuy nhiên, chúng cũng thuộc nhóm thuốc ngủ mạnh nên việc sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc và thậm chí đe dọa tính mạng của người sử dụng.
Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết 2
Có nhiều loại thuốc ngủ trên thị trường

Uống thuốc ngủ nhiều có hại không?

Các tác dụng phụ toàn thân

Sử dụng thuốc ngủ nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng trên toàn cơ thể bao gồm:

  • Vấn đề liên quan đến hệ hô hấp: Người dùng có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, hen suyễn và rối loạn chức năng hô hấp (bao gồm nhịp thở không đều, ngưng thở trong khi ngủ hoặc thở hổn hển).
  • Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng thuốc ngủ nhiều có thể gây khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón và làm thay đổi vị giác.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các vấn đề về giấc ngủ như buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày, tình trạng ngủ quá nhiều, ngủ mê mệt có thể xảy ra khi uống thuốc ngủ quá nhiều.
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan và thận: Sử dụng các loại thuốc này có thể có tác động đến chức năng của gan và thận gây ra những vấn đề về sức khỏe liên quan.
  • Vấn đề liên quan đến hệ thần kinh: Người dùng có thể cảm thấy ngứa hoặc nóng rát ở bàn tay, bàn chân, cảm giác choáng váng, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, chậm chạp và mất khả năng kiểm soát hành vi.

Phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc

Sử dụng các loại thuốc ngủ mạnh như nhóm dẫn xuất Benzodiazepin hoặc Barbiturat trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc và phụ thuộc vào chúng. Điều này có nghĩa rằng nếu ngừng sử dụng, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng cai thuốc như sự bồn chồn, cảm giác vật vã, khó ngủ, kích thích, và chỉ sử dụng lại thuốc, những triệu chứng này mới được cải thiện. Do đó, nếu bạn sử dụng thuốc một cách hợp lý, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể tránh được tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Đặc biệt, nếu bạn quyết định ngừng sử dụng thuốc, hãy giảm dần liều thuốc, không nên ngừng đột ngột.

Có thể gây tử vong

Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài, có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt là sử dụng các loại thuốc ngủ liều cao hơn từ 5 đến 20 lần so với liều thông thường có thể gây nguy cơ tử vong.

Do đó, những ai đang thắc mắc rằng uống thuốc ngủ nhiều có hại không thì câu trả lời là có. Khi sử dụng thuốc ngủ quá liều lượng cho phép có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc và có thể gây tử vong với các loại thuốc ngủ liều cao.

Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết 3
Uống thuốc ngủ nhiều có hại cho cơ thể

Những lưu ý trong khi sử dụng thuốc ngủ

Uống thuốc ngủ đúng cách là như thế nào?

Mất ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như suy nhược thần kinh, hay thiếu canxi gây mất ngủ, căng thẳng, rối loạn lo âu hay trầm cảm. Do đó, để đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh.

Dưới đây là một số khuyến nghị mà người bệnh cần tuân thủ khi sử dụng thuốc ngủ:

  • Tránh uống rượu khi dùng thuốc ngủ vì uống rượu có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ và gây nguy hiểm nếu sử dụng thuốc ngủ.
  • Điều chỉnh giấc ngủ kết hợp sử dụng thuốc để tránh tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức dậy quá sớm, sử dụng thuốc ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Uống thuốc ngủ nhiều có hại không? Những điều cần biết 4
Tránh uống rượu, bia khi đang sử dụng thuốc ngủ

Những biện pháp cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng tới thuốc

Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề về mất ngủ, trước khi xem xét sử dụng thuốc hãy thử những phương pháp sau để cải thiện giấc ngủ của bạn:

  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn và chất kích thích trước khi đi ngủ, vì chúng có thể gây mất ngủ.
  • Tạo ra không gian ngủ lý tưởng: Hãy tạo ra không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, đủ tối và nhiệt độ phòng thích hợp giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Giảm thiểu âm thanh và ánh sáng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Điều chỉnh thời gian ngủ: Cố định thời gian thức dậy và đi ngủ hàng ngày.
  • Quản lý tâm trạng: Kiểm soát tốt tâm trạng, tránh căng thẳng kéo dài bằng cách thực hiện các hoạt động như trò chuyện, tập thể dục, thư giãn…
  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Hạn chế việc ăn quá no vào buổi tối do có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Giới hạn giấc ngủ ban ngày: Không nên ngủ quá lâu vào ban ngày, hãy giới hạn giấc ngủ trưa trong khoảng thời gian ngắn, không quá 30 phút.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc: Một số trà thảo mộc và thuốc thảo dược có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Uống thuốc ngủ nhiều có hại không?", đồng thời hiểu rõ về việc sử dụng thuốc ngủ và những nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu dùng sai cách trong thời gian dài. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên hiểu rõ về từng loại thuốc mà mình sử dụng, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngủ.

Xem thêm: Bị mất ngủ có nên dùng hoa tam thất điều trị hay không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin