Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì đến sức khoẻ? Làm thế nào để cải thiện?

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mất ngủ buồn nôn là tình trạng sức khỏe đáng báo động xảy ra khá phổ biến hiện nay, nó xuất hiện ở khá nhiều người, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Nếu không được can thiệp đúng cách, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Mất ngủ buồn nôn nếu đơn thuần xảy ra do những căng thẳng về mặt tinh thần thì không có gì đáng ngại nhưng nếu xuất phát từ một số bệnh lý thì bạn cần nắm rõ thông tin để có biện pháp can thiệp đúng đắn.

Những bệnh lý gây ra mất ngủ buồn nôn

Buồn nôn và mất ngủ thường xuất hiện theo các chu kỳ ngắn hoặc kéo dài, và nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này có thể là:

  • Rối loạn tuần hoàn máu não gây mất ngủ buồn nôn: Thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc những người làm việc văn phòng ít vận động, gây suy giảm chức năng tuần hoàn máu, dẫn đến các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và buồn nôn.
  • Hạ đường huyết: Hạ đường huyết thường xảy ra khi cơ thể không đủ dưỡng chất hoặc đường huyết giảm xuống mức thấp, gây ra các triệu chứng như: Đau đầu, ù tai, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mất ngủ và buồn nôn.
  • Hội chứng đau nửa đầu Migraine: Migraine thường đi kèm với đau đầu cực kỳ đau đớn kéo dài từ 4 - 72 giờ, kèm theo các triệu chứng như: Nhạy sáng, buồn nôn, khó ngủ và nhạy cảm với tiếng ồn. Sau các cơn đau, người bệnh thường phải đối mặt với chóng mặt, buồn nôn và khó ngủ.
  • Suy giảm nội tiết: Sự suy giảm các hormone nội tiết trong cơ thể có thể gây ra triệu chứng như: Rối loạn giấc ngủ, chán ăn và buồn nôn. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, phụ nữ mất ngủ sau sinh hoặc ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Rối loạn tiền đình: Các triệu chứng như: Đau đầu, mất thăng bằng và buồn nôn có thể xuất hiện do rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn tâm thần: Các rối loạn tâm thần như: Lo âu, suy giảm trí tuệ, trầm cảm, hoặc hưng phấn có thể gây ra buồn nôn và mất ngủ.
  • Yếu tố bệnh lý khác: Các bệnh lý như: Bệnh tim mạch, xương khớp, hoặc dạ dày có thể gây ra đau nhức, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng chán ăn, chóng mặt, buồn nôn.
Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì? Làm sao cải thiện?
Rối loạn tiền đình thường gây ra mất ngủ buồn nôn

Phát hiện các dấu hiệu của mất ngủ và buồn nôn

Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột và sau đó tự giảm đi hoặc kéo dài cho đến khi có biện pháp điều trị thích hợp. Các dấu hiệu thường gặp của mất ngủ và buồn nôn bao gồm:

  • Khó vào giấc vào buổi tối, thường đi kèm với sự trằn trọc.
  • Giấc ngủ không sâu, thường kèm theo việc giật mình, thức dậy nhiều lần trong giấc ngủ hoặc có những cảm giác kỳ lạ trong mơ.
  • Cảm giác cơ thể mệt mỏi, lờ đờ và uể oải khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Thức dậy rất sớm và thời gian ngủ vào buổi tối thường ít hơn 5 tiếng mỗi ngày.
  • Chán ăn và cảm giác sợ mùi thức ăn, có thể dẫn đến buồn nôn sau khi ăn.
  • Cảm giác chóng mặt kèm theo buồn nôn khi ngủ, đặc biệt là khi vừa thức giấc hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì? Làm sao cải thiện? 1
Người bị mất ngủ buồn nôn thường có cảm giác chán ăn

Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì?

Buồn nôn và mất ngủ kéo dài và thường xảy ra liên tục có thể gây suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là khi phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm sau:

  • Sức khỏe suy nhược, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức và ngất xỉu.
  • Tình trạng thể trạng yếu, tinh thần mệt mỏi có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, hoặc xuất huyết não.
  • Sự suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung có thể làm giảm hiệu suất học tập và làm việc.
  • Tinh thần không ổn định, dễ cáu gắt, nổi nóng, suy nghĩ tiêu cực, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể tiến triển thành tình trạng trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.
  • Mất ngủ có thể gây suy giảm nhan sắc, làm da trở nên sạm màu, gây rụng tóc và tạo ra thâm quầng mắt.
  • Đau đầu, mất ngủ và buồn nôn kèm theo cảm giác choáng váng có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt khi tham gia giao thông trên đường.

Vì vậy, khi người bệnh cảm thấy mất ngủ diễn ra liên tục và xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn, chóng mặt, và đau đầu liên tục, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh ngay lập tức.

Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì? Làm sao cải thiện? 2
Khi bị mất ngủ buồn nôn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn

Để cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn, người bệnh cần kết hợp tuân thủ phác đồ điều trị với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số lưu ý dành cho những người bị chứng này:

  • Thực hiện thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ, tránh thức khuya.
  • Ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa trong khoảng 20 - 30 phút để thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Massage nhẹ đầu, ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hạn chế ăn quá no và uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Để ít nhất từ 12 giờ sau bữa ăn trước khi đi ngủ để tránh tình trạng trào ngược dạ dày gây khó ngủ và mất ngủ.
  • Vận động thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện giấc ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tránh để suy nhược cơ thể, nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu protein tốt cho hệ thần kinh.
  • Tránh các chất kích thích: Bia, rượu, trà, cà phê và thuốc lá và sử dụng thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe.
  • Tránh làm việc quá sức và giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng và lo lắng kéo dài.
Mất ngủ buồn nôn có tác động xấu gì? Làm sao cải thiện? 3
Giữ tinh thần thư giãn là cách giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn

Triệu chứng mất ngủ buồn nôn thường xảy ra khi cơ thể trải qua sự thiếu máu, suy nhược hoặc rối loạn tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bệnh lý khác, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, tránh chủ quan, lâu dần sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin