Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật Bản là bệnh rất nguy hiểm với trẻ em và hiện nay cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin. Vậy tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thế nào và có những lưu ý gì khi tiêm? Bài viết sẽ thông tin chi tiết về vấn đề này.
Viêm não Nhật Bản là bệnh có thể để lại di chứng nặng nề cho trẻ thậm chí có nguy cơ gây tử vong cao. Hiện nay cách phòng ngừa bệnh hiệu quả được bác sĩ khuyến nghị là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Cụ thể phải tiêm vắc xin thế nào, có những lưu ý gì phải nắm khi tiêm phòng? Đây là thắc mắc được nhiều phụ huynh đặt ra và bài viết sau sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra. Muỗi sẽ hút các loại chim hoang dã, gia súc nhiễm virus viêm màng não, sau đó chúng đốt người và truyền virus sang người. Bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Điều nguy hiểm nhất khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản là giai đoạn mới mắc bệnh không có những triệu chứng bất thường gì xảy ra và khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đã trầm trọng hơn.
Vậy nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là cách bảo vệ bản thân tốt nhất. Bệnh sẽ thường khởi phát đột ngột bằng sốt cao từ 39 - 40 độ C. Ngoài ra các triệu chứng của viêm não Nhật Bản như đau đầu, buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện. Ngay khi bệnh bước vào thời kỳ toàn phát thì các triệu chứng tổn thương não sẽ xảy ra. Người mắc ngay lập tức rơi vào trạng thái hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, kích động co quắp. Nếu điều trị tích cực thì các triệu chứng kể trên sẽ giảm dần như giảm sốt, hết mơ sảng.
Tuy nhiên đa phần bệnh sẽ để lại các biến chứng rất nặng nề:
Điều đáng lo nhất khi mắc viêm não Nhật Bản là dù bệnh nhân đã vượt qua thời kỳ phát bệnh, tiến đến giai đoạn hồi phục khi được chữa trị tích cực thì vẫn có khả năng sống chúng với biến chứng. Đặc biệt các biến chứng này có thể xuất hiện muộn sau vài năm.
Với những gì đã đề cập ở trên thì chắc hẳn chủ động tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ cần thiết. Hiện nay Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin để tiêm phòng hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn:
Vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Ngoài mũi 1, người bệnh có kế hoạch tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại phụ thuộc vào có chế của từng loại vắc xin. Với vắc xin Jevax thì được tiêm mũi 1 ở lần đầu tiên, mũi 2 sau khoảng 1 đến 2 tuần và mũi 3 là sau mũi 2 một năm. Để hiệu quả miễn dịch được tốt nhất, kể từ mũi tiêm thứ 3 trẻ được tiêm nhắc lại 1 mũi cách nhau 3 năm/1 lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.
Với vắc xin Imojev thì sao? Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi được tiêm mũi 1 lần đầu tiên, mũi 2 là một năm sau đó. Người từ 18 tuổi trở lên tiêm 1 mũi duy nhất.
Hầu hết các loại vắc xin kể trên được Bộ Y Tế cho phép lưu hành bởi độ an toàn cho người tiêm là rất cao. Tuy nhiên không thể không loại trừ khả năng gặp tác dụng phụ khi tiêm. Cần có những lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản:
Một số tác dụng phụ có thể kể đến như: Đau ở xung quanh vị trí tiêm phòng, sốt sau khi tiêm viêm não Nhật Bản, đau đầu, đau cơ. Một số tác dụng phụ trầm trọng hơn có thể gặp nhưng rất hiếm như cảm thấy hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, ù tai, nổi mề đay, khó thở.
Để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, bạn cần lưu ý:
Ngoài việc tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh ra thì cần chủ động ngừa bệnh bằng một số cách như: Ngủ luôn có màn để bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt, vệ sinh môi trường sống để không có chỗ cho muỗi sinh sôi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những chia sẻ xung quanh chủ đề tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh và có kế hoạch tiêm phòng cho con trẻ hay cho chính bản thân để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.