Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và lời khuyên hữu ích về vàng da do sữa mẹ, một tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong những ngày đầu đời, một số bé có thể gặp phải tình trạng vàng da, khiến cha mẹ lo lắng. Đặc biệt, nếu bé đang bú sữa mẹ, hiện tượng vàng da có thể do nguyên nhân vàng da do sữa mẹ. Vậy vàng da do sữa mẹ là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề này.
Vàng da do sữa mẹ (Breastmilk Jaundice) là tình trạng da và mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng do sự tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là sản phẩm thoái hóa của các tế bào hồng cầu, thường được gan xử lý và bài tiết qua đường ruột. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, gan chưa hoàn thiện chức năng, dẫn đến bilirubin tích tụ trong máu và gây vàng da.
Theo số liệu thống kê, khoảng 2 - 12% trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị vàng da. Tỷ lệ này cao hơn so với trẻ bú sữa công thức (khoảng 2 - 4%).Cho thấy tình trạng này diễn ra cũng thường xuyên vì vậy mà các mẹ nên thận trọng trong giai đoạn đầu khi cho con bú.
Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng vàng này có thể phân ra 3 loại vàng da phổ biến thường gặp như sau:
Xem thêm: Cách nhận biết vàng da sinh lý và bệnh lý: Có gì khác nhau?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da do sữa mẹ, nhưng phổ biến thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:
Beta-carotene trong sữa mẹ là một loại vitamin A có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là ở những bà mẹ ăn nhiều rau củ quả có màu vàng cam. Beta-carotene có thể được hấp thu vào máu của trẻ và gây vàng da. Tuy nhiên, đây là tình trạng vô hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với chức năng gan chưa hoàn thiện ở trẻ sơ sinh, gan chưa hoàn thiện chức năng, dẫn đến bilirubin tích tụ trong máu và gây vàng da.
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày việc ăn nhiều rau củ quả có màu vàng cam như đã đề cập, beta-carotene trong sữa mẹ có thể gây vàng da ở trẻ. Đồng thời, uống nhiều sữa bò một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ và bú thêm sữa bò có thể có nguy cơ bị vàng da cao hơn.
Trong một số trường hợp, trẻ cần được điều trị để đảm bảo sức khỏe, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ cần được điều trị vàng da do sữa mẹ:
Thời điểm cần điều trị tình trạng vàng da:
Đặc biệt, cha mẹ nên dành thời gian theo dõi vì nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến 7 sau sinh và thường tự khỏi sau 2 - 3 tuần ở trẻ bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên có thể cần điều trị dựa trên tình trạng bệnh:
Các mẹ bỉm khi cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn (8 - 12 lần mỗi ngày) để giúp cơ thể trẻ đào thải qua phân và nước tiểu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần bổ sung thêm sữa công thức để tăng lượng sữa bú vào.
Phơi nắng: Ánh nắng mặt trời giúp chuyển hóa bilirubin thành các chất dễ bài tiết hơn. Cha mẹ nên cho trẻ phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời ấm áp vào buổi sáng, mỗi lần 15 - 20 phút, tránh phơi nắng trực tiếp vào mắt trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị dân gian như cho trẻ bú nhiều hơn, tắm nước ấm với lá khế, bôi nghệ vào lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ,...
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Như vậy thông qua bài viết về vàng do sữa mẹ mà chúng tôi vừa đề cập hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Đồng thời có thêm nhiều kiến thức chuẩn chỉnh để đồng hành cùng con trong suốt quá trình trẻ phát triển.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...