Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Ngày 25/12/2024
Kích thước chữ

Sinh mổ là một phương pháp phổ biến để giúp mẹ và bé vượt qua những ca sinh khó khăn. Tuy nhiên, vết thương sau khi sinh mổ cần thời gian để phục hồi và thường sẽ lành sau 2 - 4 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường trường hợp, thời gian lành thương sẽ kéo dài hơn do vết mổ sau sinh bị hở. Vậy nguyên nhân nào khiến vết mổ sau sinh bị hở? Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Hiện nay, sinh mổ là một phương pháp đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra sau sinh. Trong đó, vết mổ sau sinh bị hở là một trong những biến chứng có thể gặp phải sau sinh mổ. Vậy nguyên nhân khiến vết mổ sau sinh bị hở? khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn và có cách xử trí phù hợp nhất khi gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân nào khiến vết mổ sau sinh bị hở?

Sinh mổ hay còn gọi là mổ lấy thai, là một phương pháp được thực hiện nhằm mục đích đưa em bé ra ngoài thông qua một vết rạch ở bụng và tử cung của người mẹ. Sau khi sinh con, vết mổ trên cơ thể của người mẹ cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, có không ít sản phụ gặp phải tình trạng vết mổ sau sinh bị hở mà không rõ nguyên nhân.

Vết mổ sau sinh bị hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố này sẽ giúp các mẹ biết cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến vết mổ sau sinh bị hở, cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vết mổ bị hở là nhiễm trùng. Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc trong cơ thể có thể xâm nhập vào vùng mổ, gây viêm nhiễm. Những dấu hiệu như sưng đỏ, nóng rát hoặc có mủ thường là biểu hiện rõ ràng của nhiễm trùng.
  • Chăm sóc không đúng cách: Vết mổ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không đảm bảo đúng quy trình có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng, khiến cho vết thương lâu lành và dễ bị hở.
  • Gây áp lực lên vết mổ: Các hoạt động mạnh như bế em bé, cử động sai tư thế hoặc ho, hắt hơi mạnh có thể gây áp lực lên vết mổ, khiến các mũi khâu bị bung.
  • Quá trình khâu không đảm bảo: Nếu quá trình khâu không được thực hiện chính xác hoặc chỉ khâu không phù hợp, vết mổ có thể không đủ chắc chắn để giữ liền da.
  • Cơ địa và sức khỏe của mẹ: Những mẹ có cơ địa khó lành, chẳng hạn như mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch… thường có nguy cơ cao hơn bị hở vết mổ.
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu khoa học có thể khiến vết mổ bị sưng tấy, đỏ, đau và khó liền miệng.
Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa 1
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết mổ sau sinh bị hở

Việc chăm sóc vết mổ đúng cách cũng như theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu bất thường trong thời gian hậu sản là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo vết mổ không gặp phải tình trạng hở hay nhiễm trùng. Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời và đúng cách nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường tại vết mổ sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết vết mổ sau sinh bị hở

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường sẽ giúp mẹ xử lý kịp thời, tránh biến chứng nặng nề hơn. Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng cần lưu ý, bao gồm:

  • Chảy dịch hoặc máu từ vết mổ: Nếu vết mổ tiết ra dịch màu vàng hoặc máu tươi kéo dài, đó có thể là dấu hiệu vết thương bị hở.
  • Đau nhức kéo dài: Mặc dù đau là một hiện tượng bình thường sau sinh mổ, tuy nhiên nếu cơn đau ngày càng tăng và không giảm sau 1 - 2 tuần, mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra.
  • Sưng đỏ và nóng rát: Sưng đỏ quanh vết mổ kèm theo cảm giác nóng rát là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc áp xe.
  • Sốt: Sốt cao không rõ nguyên nhân, đặc biệt là kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng được nêu trên là tình trạng sức khoẻ nguy hiểm.
Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa 2
Sốt có thể là dấu hiệu cho thấy vết mổ bị hở

Vết mổ sau sinh bị hở có thể gây ra biến chứng gì?

Vết mổ sau sinh bị hở không được có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ vết thương xâm nhập vào máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hoại tử mô: Phần da hoặc mô xung quanh vết mổ có thể bị tổn thương nặng nề.
  • Sẹo lồi hoặc lõm: Vết mổ không được chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Chăm sóc vết mổ sau sinh bị hở như thế nào?

Khi nhận thấy vết mổ bị hở hoặc có dấu hiệu bất thường, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Điều này sẽ giúp sản phụ phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp vết mổ chỉ bị hở ở mức độ nhẹ và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì sản phụ có thể tự chăm sóc vết mổ theo đúng quy trình dưới đây nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi của vết thương, bao gồm:

  • Làm sạch và băng bó vết mổ: Cần sát khuẩn vết mổ hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn và nước muối sinh lý. Lưu ý, cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh vết mổ.
  • Tắm bằng nước ấm: Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C và kẽm giúp tăng cường quá trình phục hồi da.
  • Bổ sung các vi chất: Sản phụ nên bổ sung sắt, canxi và DHA thông qua viên uống để phòng ngừa thiếu máu, thiếu canxi, tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Kiêng một số loại thực phẩm: Sản phụ nên tránh ăn rau muống, thịt gà, hải sản, gạo nếp… để tránh nguy cơ mưng mủ và hình thành sẹo lồi. Những thực phẩm này có thể kích thích sản sinh collagen quá mức, gây sẹo lồi (rau muống) hoặc tăng nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm (hải sản).
  • Nghỉ ngơi và tránh tác động lên vết mổ: Mẹ cần tránh các hoạt động mạnh, giữ cho vùng mổ luôn khô ráo và sạch sẽ.
Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa 3
Tăng cường dinh dưỡng sau sinh mổ để thúc đẩy quá trình lành thương

Biện pháp phòng ngừa vết mổ sau sinh bị hở

Sản phụ cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây để phòng ngừa hiệu quả tình trạng vết mổ sau sinh bị hở, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh vết mổ đúng cách: Rửa tay sạch trước khi chạm vết mổ. Đồng thời, thay băng vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp. Tránh để vết mổ tiếp xúc với nước trong 3 - 5 ngày đầu sau sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Sản phụ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các vi chất cần thiết và uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, tránh sử dụng bia rượu và các chất kích thích gây hại cho vết mổ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh mang vác nặng hoặc hoạt động quá sức trong thời gian đầu sau sinh.
  • Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường: Kiểm tra vết mổ hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Khám bác sĩ định kỳ: Tuân thủ lịch khám sau sinh để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết mổ và sức khỏe tổng quát của mẹ.
Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa 4
Cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi chạm vào vết mổ

Vai trò của vắc xin trong phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, đặc biệt là sinh mổ, nguy cơ nhiễm trùng tại vết mổ hoặc nhiễm trùng toàn thân là một vấn đề đáng lo ngại. Để giảm thiểu nguy cơ này, việc tiêm phòng một số loại vắc xin trước và sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho sản phụ. Dưới đây là những loại vắc xin cần thiết và lợi ích của chúng:

Vắc xin phòng uốn ván

Tác dụng: Phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván tại vết mổ - một bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở hoặc chảy dịch.

Đối tượng cần tiêm: Phụ nữ chưa được tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh.

Vắc xin viêm gan B

Tác dụng: Bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu, nhất là trong trường hợp sinh mổ. Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ các dụng cụ y tế hoặc tiếp xúc với chất dịch cơ thể.

Đối tượng cần tiêm: Phụ nữ chưa từng tiêm vắc xin viêm gan B hoặc chưa xác định rõ tình trạng miễn dịch đối với virus này.

Vắc xin cúm

Tác dụng: Phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh.

Đối tượng cần tiêm: Phụ nữ mang thai trong bất kỳ giai đoạn nào và phụ nữ sau sinh.

Vắc xin phế cầu (Pneumococcal)

Tác dụng: Ngăn ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch suy giảm sau sinh mổ.

Đối tượng cần tiêm: Phụ nữ có nguy cơ cao hoặc tiền sử mắc các bệnh hô hấp.

Vắc xin HPV (Virus gây u nhú ở người)

Tác dụng: Giảm nguy cơ nhiễm trùng HPV sau phẫu thuật sinh mổ, đặc biệt ở các trường hợp đã có tiền sử viêm cổ tử cung hoặc sinh mổ nhiều lần.

Đối tượng cần tiêm: Phụ nữ từ 9 - 26 tuổi hoặc theo chỉ định trước khi mang thai. Không khuyến cáo tiêm trong thai kỳ.

Vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau sinh mổ. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên thảo luận với bác sĩ về lịch tiêm phòng trước khi mang thai hoặc ngay trong thời kỳ thai sản. Việc chủ động phòng ngừa bằng vắc xin sẽ giúp tăng cường miễn dịch, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hồi phục và bảo vệ sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé. Liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được bác sĩ tư vấn các loại vắc xin phù hợp để nâng cao miễn dịch trước, trong và sau khi mang thai bạn nhé!

Vết mổ sau sinh bị hở là một biến chứng không mong muốn nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời. Mẹ sau sinh cần chú ý chăm sóc vết mổ đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin