Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao nước mũi đặc dính như keo?

Ngày 27/04/2024
Kích thước chữ

Vì sao nước mũi đặc dính như keo? Khi bạn xì mũi thấy nước mũi đặc, dính thậm chí còn có màu sắc lạ thì có thể đây là tín hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường hô hấp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước mũi đặc dính này trong bài viết dưới đây.

Nước mũi là chất nhầy trong suốt và có chức năng giữ bụi bẩn, dị vật trong không khí khi bạn hít thở. Nhưng nếu nước mũi đặc dính như keo thì có lẽ cơ thể đang cảnh báo một tình trạng bệnh lý nào đó về đường hô hấp.

Vì sao nước mũi đặc dính như keo?

Nước mũi đặc dính như keo không giống nước mũi bình thường, chúng đặc hơn, không có màu trắng trong mà dần chuyển sang màu trắng đục hoặc vàng, xanh nhạt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nước mũi đặc dính như keo, trong đó:

Cảm lạnh thông thường

Một trong những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thông thường là sản xuất chất nhầy mũi nhiều hơn và đặc hơn. Đây là cách cơ thể bạn cố gắng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số người khi bị cảm lạnh sẽ chảy nước mũi nhiều hơn, trong đó có cả tình trạng nước mũi đặc dính như keo.

Vì sao nước mũi đặc dính như keo 1
Vì sao nước mũi đặc dính như keo: Nguyên nhân có thể do bạn bị cảm lạnh 

Dị ứng

Các chất kích thích bên ngoài có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bùng phát và gây ra tình trạng dị ứng. Khi hệ thống miễn dịch của bạn cảm thấy bị tấn công, nó sẽ ra lệnh cho mũi của bạn tiết ra nhiều chất nhầy hơn để loại bỏ các chất gây kích thích ra ngoài. Nước mũi đặc dính như keo của bạn có thể đơn giản là một phản ứng dị ứng bình thường của cơ thể.

Bệnh về phổi

Có nhiều loại virus và vi khuẩn tấn công phổi của bạn, lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn là tạo ra chất nhầy để chống lại điều này. Vì vậy, nước mũi đặc dính như keo có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng phổi.

Viêm phổi, viêm phế quản đều có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên, với những căn bệnh này, bên cạnh nước mũi, bạn còn có rất nhiều đờm ở trong cổ họng và chúng đều có màu sắc, kết cấu đặc dính tương tự nhau.

Vì sao nước mũi đặc dính như keo 2
Các bệnh lý về phổi như viêm phổi có thể khiến nước mũi đặc và dính hơn 

Nhiễm nấm

Virus và vi khuẩn không phải là tác nhân duy nhất để bị nhiễm trùng. Nhiễm nấm cũng có khả năng khiến mũi bạn tiết ra chất nhầy. Viêm mũi xoang do nấm có thể là nguyên nhân khiến bạn thấy nước mũi đặc dính như keo khi xì mũi. Với trường hợp nhiễm nấm, nước mũi của bạn khi xì ra thường có màu vàng.

Môi trường khô ráo

Nước mũi đặc hơn có thể đơn giản là dấu hiệu của không khí khô bạn đang hít vào, nhất là vào mùa đông. Nếu xoang của bạn thiếu độ ẩm từ không khí, chất nhầy mà màng nhầy tạo ra sẽ dày hơn. Tình trạng mất nước cũng có thể ảnh hưởng đến độ đặc của nước mũi, khiến nó đặc hơn và dính như keo.

Viêm xoang

Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm xoang là tình trạng nước mũi đặc dính như keo gây ngạt mũi, khó thở và đau nhức vùng xoang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hốc xoang bị phù nề và dịch khó thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, dịch mũi còn chứa bụi bẩn và vi khuẩn khiến cho nước mũi càng đặc dính hơn.

Vì sao nước mũi đặc dính như keo 3
Người bị viêm xoang thường có nước mũi đặc và dính 

Nước mũi đặc dính như keo có nguy hiểm không?

Các đặc điểm của nước mũi cũng giúp chúng ta nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Nếu tình trạng nước mũi đặc dính như keo do nguyên nhân cảm lạnh, dị ứng hoặc môi trường khô ráo thì bạn có thể tự theo dõi ở nhà và áp dụng các phương pháp khắc phục xem tình trạng có tốt hơn không.

Nhưng nếu tình trạng nước mũi đặc dính như keo này kéo dài lâu ngày không thuyên giảm thì có thể nguyên nhân do các bệnh lý như bệnh về phổi, nhiễm nấm,… Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra để có phương hướng điều trị cụ thể. 

>> Tìm hiểu thêm về thuốc Mitux giúp làm loãng chất nhầy trong bệnh lý hô hấp

Các biện pháp khắc phục tại nhà khi nước mũi đặc dính như keo

Nhìn chung các nguyên nhân gây ra tình trạng nước mũi đặc dính như keo thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Đó là lý do tại sao chúng ta nên bắt đầu điều trị triệu chứng này bằng một số phương pháp dễ thực hiện ngay tại nhà. Những biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí này sẽ loại bỏ nước mũi đặc dính như keo khỏi mũi của bạn một cách hiệu quả.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Rất có thể môi trường hanh khô vào mùa đông là nguyên nhân khiến mũi bạn xuất hiện chất nhầy đặc và dính. Sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa đông có thể loại bỏ nguyên nhân thiếu độ ẩm trong không khí khiến nước mũi đặc và dính hơn. Ngoài ra, đây còn là phương thuốc tuyệt vời cho làn da, giúp da của bạn có đủ độ ẩm trong mùa hanh khô.

Uống nhiều nước: Cho dù tình trạng nước mũi đặc và dính xuất phát từ tình trạng mất nước hay cảm lạnh thông thường thì việc uống nhiều nước có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Uống trà chanh và gừng: Trà chanh gừng rất tốt cho bạn, nhất là khi bạn đang gặp tình trạng nước mũi đặc dính như keo. Trong chanh và gừng có rất nhiều thành phần giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus.

Vì sao nước mũi đặc dính như keo 4
Uống trà gừng để tăng cường hệ miễn dịch 

Súc miệng bằng nước muối: Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc mua nước muối từ các cửa hàng thuốc. Súc miệng bằng cách này sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở phía sau cổ họng và khử trùng khu vực đó.

Rửa mũi: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi giúp loại bỏ nước mũi đặc dính, khơi thông đường thở. Cách rửa mũi này cũng giúp làm sạch khuẩn ở mũi, tuy nhiên bạn chỉ nên rửa mũi 2 - 3 lần/tuần, tránh ảnh hưởng đến cơ chế tự nhiên ở mũi, khiến mũi dễ bị tổn thương hơn.

Vệ sinh nhà cửa, loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Dị ứng có thể gây ra tình trạng nước mũi đặc dính như keo, vì vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa để hạn chế hít quá nhiều bụi bẩn. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa hay lông động vật thì nên hạn chế tiếp xúc với chúng.

Như vậy, tình trạng nước mũi đặc dính như keo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể do các tác nhân bệnh lý hoặc từ yếu tố môi trường. Trên hết, bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục hoặc đến bệnh viện thăm khám để được điều trị dứt điểm tình trạng này. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin