Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Viêm phế quản dùng thuốc gì hiệu quả?

Ngày 16/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến có thể gây tắc nghẽn phổi. Các biểu hiện của bệnh thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của hệ hô hấp khác. Do đó thường bỏ qua hoặc tự mua thuốc uống không theo chỉ định của bác sĩ.

Trên thực tế, không có thuốc đặc trị cho bệnh viêm phế quản. Do đó, nếu cần bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng cho người bệnh. Vậy viêm phế quản dùng thuốc gì? Đồng thời, còn có nhiều cách chữa viêm phế quản tại nhà hiệu quả khác mà bạn có thể áp dụng.

Viêm phế quản phổi dùng thuốc gì?

Do biểu hiện của các bệnh đường hô hấp rất giống nhau nên nhiều người lầm tưởng bệnh hô hấp thông thường và tự ý mua thuốc điều trị. Vẫn có trường hợp bệnh thuyên giảm nhưng sau khi bệnh tái phát lại xuất hiện các triệu chứng nặng hơn. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tốt hơn hết bạn nên được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và tư vấn. Một số loại thuốc sau mà các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân viêm phế quản.

Viêm phế quản dùng thuốc gì hiệu quả? 1 Câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì hết rất được nhiều người quan tâm

Thuốc giảm ho 

Sử dụng thuốc long đờm để làm tan đờm, giảm đờm, giảm kích thích đờm gây ho để lưu thông không khí dễ dàng hơn từ ngoài vào trong. Các loại thuốc thường được sử dụng là: Natri benzoat, Acetylcystein, Carbocystein, Dextromethorphan,…

Viêm phổi dùng kháng sinh gì?

Thuốc kháng sinh thường không được sử dụng ở những bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính đơn giản. Trong trường hợp bác sĩ xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thì câu trả lời cho câu hỏi viêm phế quản uống thuốc gì chính là thuốc kháng sinh. 

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng gây viêm phế quản, chẳng hạn như ho có đờm mủ, bệnh kéo dài hơn 10 ngày nhưng không thuyên giảm. Đến thời điểm này, các bác sĩ đã có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như Penicilin, Ampicillin, Amoxicilin, Beta-lactam, Macrolid quinolon,…

Tùy theo mức độ viêm nhiễm mà có thể kê các loại kháng sinh khác nhau. Việc sử dụng thuốc cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột vì có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hoặc ngộ độc thuốc.

Gợi ý cho bạn:

  • Klacid - Cốm pha hỗn dịch dành cho trẻ em điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm tai giữa cấp, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi,...
  • Thuốc kháng sinh Zitromax 200mg/5ml điều trị viêm phế quản, viêm phổi (15ml)

Thuốc kháng viêm

Hầu hết bệnh nhân bị viêm phế quản đều được kê nhiều loại thuốc chống viêm khác nhau tùy theo mức độ. Thuốc có chứa corticoid có tác dụng chống viêm tương đối mạnh, có tác dụng làm ngưng chuỗi phản ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, nó thường để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Thuốc ở dạng khí dung thường ưu tiên sử dụng hơn.

Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng tiêm. Với loại thuốc này, thời gian và liều lượng dùng cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

Viêm phế quản dùng thuốc gì hiệu quả? 2 Tuỳ vào tình trạng bệnh và nguyên gây ra mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Thuốc giãn phế quản dạng hít

Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện như thở khò khè, khó thở. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị viêm phế quản như thuốc giãn phế quản. Thuốc giúp làm loãng chất nhầy trong phổi và thuốc này thường được dùng dưới dạng ống hít hoặc thuốc viên. Ống hít giúp phun thuốc trực tiếp vào phế quản phổi của bạn.

Thuốc chống virus

Trong một số trường hợp bệnh do virus, bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus. Tuy nhiên, việc điều trị khó khăn hơn các nguyên nhân khác vì chúng thường khu trú vào tế bào. Tuy nhiên, nếu người bệnh đáp ứng thuốc thì bệnh sẽ hết nhanh chóng trong vòng 7 đến 10 ngày. 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc viêm phế quản

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc viêm phế quản:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh vì nhiễm trùng do vi khuẩn. 
  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không được tự ý ngừng dùng thuốc nếu bạn cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày. 
  • Bạn nên uống thuốc kháng sinh sau bữa ăn. Tuy nhiên, tùy trường hợp bác sĩ khuyên dùng trước hoặc trong bữa ăn.
  • Nên bổ sung men vi sinh hoặc phô mai tươi vào chế độ ăn để tăng cường vi khuẩn có lợi đường ruột và chống lại tác hại của thuốc kháng sinh. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì cân bằng nước trong cơ thể khi sử dụng kháng sinh, vì giúp loại bỏ các hóa chất có hại trong cơ thể.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và kiểm soát loại thực phẩm ăn mỗi ngày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng tốc độ trao đổi chất trong khi dùng thuốc kháng sinh. 
  • Hãy nhớ rằng một tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng sinh là khó tiêu. Do đó, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cần tư vấn thêm nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
  • Có thể dùng sản phẩm giảm axit trong dạ dày và bổ sung vitamin khi dùng kháng sinh.

Viêm phế quản dùng thuốc gì hiệu quả? 3 Khi bị viêm phế quản nên bổ sung thực phẩm lợi khuẩn, vitamin để chống lại một số tác hại của thuốc kháng sinh

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc trên. Người bệnh khi có dấu hiệu viêm phế quản nên đi khám để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Nếu được kê đơn thuốc kháng sinh, bệnh nhân phải tuân theo hướng dẫn, dùng hết liều thuốc được kê đơn, ngay cả khi cảm thấy khỏe và không dùng chung thuốc kháng sinh với người khác.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời viêm phế quản dùng thuốc gì? Ngoài ra bạn có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm phế quản tại nhà để làm giảm triệu chứng hiệu quả nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin