Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 31/07/2023
Kích thước chữ

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu là bệnh lý phổ biến xảy ra trên hệ hô hấp. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng trên hệ hô hấp gây khó chịu cho người bệnh. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu.

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu là bệnh lý có liên quan đến nhu mô phổi ở cả hai bên và có khuynh hướng xảy ra đối với các thùy dưới. Vậy bệnh có nguy hiểm không và nguyên nhân gây bệnh là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các vấn đề trên nhé!

Bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu là gì?

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu là một nhóm của bệnh phổi kẽ mãn tính với sự xuất hiện đồng nhất của tình trạng viêm và xơ hóa mô kẽ. Bệnh thiếu các đặc điểm mô bệnh học điển hình nên được gọi với cái tên là viêm phổi kẽ tế bào “không đặc hiệu”.

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu là bệnh lý phổ biến đứng thứ 2 trong nhóm bệnh phổi kẽ. Bệnh được phân chia thành 2 loại là:

  • Viêm phế quản phổi không đặc hiệu dạng sợi: Đây là loại phổ biến nhất và có tiên lượng xấu.
  • Viêm phế quản phổi không đặc hiệu dạng tế bào: Loại này ít phổ biến hơn nhưng có đáp ứng tốt với điều trị nên tiên lượng tốt hơn.

Trên hình ảnh cận lâm sàng, đặc điểm chung nhất của bệnh viêm phổi kẽ tế bào không đặc hiệu là:

  • Độ mờ kính nền tương đối đối xứng hai bên;
  • Hai bên phổi với các lưới mịn liên quan;
  • Thể tích phổi giảm;
  • Giãn phế quản do lực kéo trong thì hô hấp.
Viêm phế quản phổi không đặc hiệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị  1
Viêm phế quản phổi không đặc hiệu có sự xuất hiện đồng nhất của viêm và xơ hóa mô kẽ

Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu có thể là vô căn hoặc có liên quan đến tình trạng nhiễm độc tố, bệnh lý mô liên kết, nhiễm HIV hoặc nhiều nguyên nhân khác.

Nguyên nhân thứ phát dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ tế bào có thể là:

  • Bệnh lý mô liên kết: Viêm phổi kẽ tế bào là một dạng phổ biến được gây ra bởi bệnh mô liên kết tiềm ẩn như bệnh xơ cứng hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, viêm da cơ và hội chứng Sjogren.
  • Do thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như methotrexate, amiodarone, nitrofurantoin, liệu pháp statin và các tác nhân hóa liệu.
  • Nhiễm HIV: Hiện nay tình trạng viêm phổi kẽ tế bào xảy ra sau khi sử dụng rộng rãi liệu pháp kháng retrovirus đã ít phổ biến hơn trước kia.
  • Viêm phổi kẽ tế bào với các đặc điểm tự miễn: Ở những bệnh nhân này tìm thấy bằng chứng viêm phổi kẽ tế bào trong xét nghiệm sinh thiết phổi và các đặc điểm của bệnh tự miễn không khớp với bệnh lý mô liên kết cụ thể.
  • Viêm phổi quá mẫn: Trên sinh thiết phổi ở một số bệnh nhân thiếu u hạt và các tế bào khổng lồ đa nhân thông qua mô bệnh học có sự xuất hiện của tình trạng viêm phổi kẽ tế bào.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh như viêm phổi kẽ gia đình, bệnh toàn thân liên quan đến IgG4 và bệnh ghép so với vật chủ.
Viêm phế quản phổi không đặc hiệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị  2
Nhiễm virus HIV là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm phế quản phổi không đặc hiệu

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu như thế nào?

Tình trạng ho và khó thở kéo dài trong vài tuần đến vài tháng là những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân viêm phế quản phổi không đặc hiệu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như sụt cân, sốt hoặc các triệu chứng giống bệnh cúm. Nếu có kèm theo bệnh hệ thống, người bệnh có thể bị khô mắt, khô miệng, sưng khớp, đau khớp, đau cơ, khó nuốt, thay đổi da…

Khi đánh giá trên lâm sàng, bác sĩ cần khai thác thêm về việc người bệnh có tiếp xúc với các kháng nguyên trong không khí không, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử tiếp xúc với bức xạ, các triệu chứng bệnh liên kết, các yếu tố nguy cơ của HIV và tiền sử gia đình.

Để đưa ra chẩn đoán bệnh viêm phế quản phổi không đặc hiệu, các xét nghiệm nên được thực hiện với một đánh giá huyết thanh học thích hợp. Thêm vào đó, nếu có các yếu tố nguy cơ liên quan đến HIV thì xét nghiệm HIV cũng cần được cân nhắc.

Trên hình ảnh học, bác sĩ có thể thấy các dấu hiệu cơ bản của tình trạng tăng lên hoặc/và nổi rõ mô kẽ hai bên trong viêm phế quản phổi không đặc hiệu. Dù vậy, thực hiện chụp CT ngực với độ phân giải cao mới là tiêu chuẩn vàng để đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi kẽ tế bào không đặc hiệu trên hình ảnh. Bên cạnh đó, thông qua hình ảnh học có thể phát hiện thêm các dấu hiệu khác như giãn phế quản do lực kéo, tăng dấu hiệu lưới, tình trạng thâm nhiễm và giảm thể tích chủ yếu ở các vùng thấp hơn.

Ngoài ra, xét nghiệm sinh thiết phổi có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán xác định bệnh, dù rằng không phải lúc nào cũng cần thiết. Yêu cầu thực hiện sinh thiết phải được dựa trong bối cảnh lâm sàng, trong đó bao gồm cả việc có dựa theo quy trình cơ bản được xác định không cũng như mức độ tổn thương nghiêm trọng của phổi. Chẳng hạn, đối với trường hợp người bệnh viêm phổi kẽ tế bào không đặc hiệu được nghi ngờ do thuốc thì việc can thiệp sinh thiết là không cần thiết. Ngược lại, trong trường hợp không xác định được căn nguyên liên quan, bệnh nhân có thể được chỉ định làm sinh thiết phổi để chẩn đoán.

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị  3
Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi kẽ tế bào không đặc hiệu

Điều trị viêm phế quản phổi không đặc hiệu như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể nhiệm sau:

Bệnh nhẹ: Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ và có sự suy giảm tối thiểu trong các xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra chức năng phổi. Trường hợp này, người bệnh chỉ cần theo dõi sự tiến triển của bệnh và chưa cần can thiệp điều trị.

Bệnh từ trung bình đến nặng: Bệnh nhân có các triệu chứng từ trung bình đến nặng cùng với sự suy giảm đáng kể trên xét nghiệm chức năng phổi và những thay đổi trên chụp cắt lớp. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp steroid toàn thân (prednisone) cho người bệnh với liều lượng bắt đầu từ 0,5 - 1mg/kg trọng lượng cơ thể và liều tối đa là 60mg/ngày/tháng, sau đó giảm xuống liều 30 - 40mg/ngày trong vòng 2 tháng tiếp theo. 

Thông thường, người bệnh sẽ được theo điều trị bằng prednisolon trong 3 - 6 tháng liên tiếp để đánh giá mức độ đáp ứng và khả năng dung nạp thuốc trước khi cân nhắc sử dụng các tác nhân ức chế miễn dịch thứ hai như azathioprine hoặc mycophenolate. Tuy nhiên, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị bằng steroid toàn thân kết hợp thuốc ức chế miễn dịch thứ 2 đối với bệnh nhân có mức độ bệnh nặng ngay từ ban đầu.

Bệnh nặng hơn có thể phải nhập viện: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng methylprednisolone tấn công với liều 1000mg/ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp. Sau đó, người bệnh sẽ sử dụng liệu pháp prednisone toàn thân như đã nêu ở trên.

Bệnh kháng trị mắc dù có các thuốc ức chế miễn dịch và steroid toàn thân: Người bệnh có thể được cân nhắc sử dụng chất ức chế rituximab, cyclophosphamide, calcineurin hoặc có thể xem xét ghép phổi ở những trường hợp không đáp ứng điều trị.

Điều quan trọng cần lưu ý trong điều trị viêm phế quản phổi không đặc hiệu là các tác dụng phụ có thể xảy ra, đánh giá mức độ rủi ro và lợi ích của liệu pháp steroid. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân sử dụng hơn 20mg/ngày trong hơn 1 tháng hoặc dùng thuốc ức chế dịch có thể làm nghiêm trọng hơn chức năng của phổi nên cũng cần cân nhắc điều trị dự phòng viêm phổi.

Viêm phế quản phổi không đặc hiệu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị  4
Prednisolon là thuốc được chỉ định điều trị viêm phế quản phổi không đặc hiệu

Tóm lại, viêm phế quản phổi không đặc hiệu là một nhóm của bệnh lý viêm phổi kẽ vô căn với sự xuất hiện đồng nhất của tình trạng viêm và xơ hóa mô kẽ. Việc điều trị bệnh lý này thường khá phức tạp và đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ từ người bệnh cũng như của bác sĩ trong lâu dài nhằm cải thiện được tiên lượng bệnh trong tương lai.

Tham khảo thêm: Viêm phế quản do RSV là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin