Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Viêm phế quản do RSV là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ

Một trong những nguyên nhân thường gây bệnh về đường hô hấp là do virus RSV, nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng và có các trường hợp nặng nhẹ khác nhau như viêm phế quản, viêm phổi... Vậy viêm phế quản do RSV có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị, phòng ngừa?

Hằng năm những người bị viêm phế quản do virus RSV xảy ra rất nhiều. Nếu không vệ sinh hay có các biện pháp bảo vệ đúng cách thì trẻ em rất dễ bị viêm phế quản do RSV. Ngoài ra bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để không diễn biến thành biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tìm hiểu về viêm phế quản do RSV

Virus hợp bào hô hấp còn được gọi là virus RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus RNA. Chúng tấn công vào cơ thể con người qua mắt, mũi hoặc miệng và gây ra các tình trạng như nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus này lây truyền từ người sang người thông qua các dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm như hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc trực tiếp như hôn hoặc đơn giản chỉ là bắt tay.

Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ bên ngoài cơ thể người bệnh và bám trên các bề mặt vật dụng như bàn ghế, quần áo, đồ chơi của trẻ nhỏ. Nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh, vô tình chạm hoặc đưa đồ vật có virus lên miệng thì nguy cơ trẻ bị nhiễm rất cao. Khí hậu đông - xuân và xuân - hè là khí hậu lý tưởng để virus RSV phát triển mạnh.

Viêm phế quản do RSV là bệnh gì?  Nguyên nhân và cách phòng ngừa 1
Viêm phế quản do RSV thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một trong những biến chứng nặng của bệnh về virus RSV là bệnh viêm tiểu phế quản. Khi virus di chuyển từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới sẽ gây ra biến chứng viêm phế quản do RSV. Biến chứng này rất thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu. Vì vậy người bệnh không nên xem thường và cần phải kịp thời điều trị để không gặp phải biến chứng nặng về sau.

Triệu chứng nhiễm virus RSV là gì?

Việc biết rõ và phân biệt các triệu chứng nhiễm virus RSV, đặc biệt là viêm phế quản do RSV, nhất là ở trẻ em giúp người bệnh nhanh chóng ý thức được bệnh và tiến hành điều trị sớm nhất có thể. Vì vậy tiếp theo sau đây bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về triệu chứng nhiễm virus RSV cụ thể nhé.

Đối với trường hợp trẻ em lây nhiễm thông thường sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Khó thở, thở khò khè, tím môi.
  • Chảy nước mũi.
  • Đau họng và ho nhiều.
  • Sốt cao.
  • Đau tai.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, lừ đừ, không nhanh nhẹn, ngủ không ngon.
  • Ăn kém, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Ngưng thở khoảng 15 - 20 giây với trẻ có bệnh nền liên quan đến đường hô hấp hoặc trẻ bị sinh non.
Viêm phế quản do RSV là bệnh gì?  Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ em bị khó thở, khò khè là một trong những dấu hiệu viêm phế quản do RSV

Ngoài ra, còn có các biến chứng nguy hiểm gây viêm phổi hoặc viêm phế quản do RSV với các tình trạng như:

  • Khó thở, khò khè hoặc thở nhanh hơn so với thông thường.
  • Ho ngày càng nghiêm trọng dữ dội đến mức nôn ói.
  • Cơ thể bơ phờ, giảm hứng thú, chán ăn, mệt mỏi.

Hầu hết, các trường hợp bị nhiễm thường không có chuyển biến nặng hoặc gây đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các biểu hiện như sốt cao, khó thở, nôn ói, lờ đờ... Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Những biện pháp chẩn đoán khi trẻ em bị nhiễm virus RSV

Khi có những biểu hiện của bệnh, người bệnh cần phải chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán chính xác về bệnh. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp vạch ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng, tránh những biến chứng nguy hiểm do virus RSV gây ra.

Cụ thể các biện pháp chẩn đoán cho trẻ em nhiễm RSV như sau:

  • Cho trẻ khám lâm sàng cùng với các yếu tố xác định thời điểm nhiễm trùng. Khi khám lâm sàng, việc bác sĩ sử dụng ống nghe để lắng nghe phổi, tiếng thở hoặc các âm thanh bất khác được chú trọng.
  • Chụp x-quang phổi.
  • Xét nghiệm dịch tiết đường hô hấp như nước mũi hoặc máu để kiểm tra có sự hiện diện của virus RSV hay không.
  • Đo oxy bão hòa trong máu để đánh giá so sánh có thấp hơn với mức bình thường hay không.
Viêm phế quản do RSV là bệnh gì?  Nguyên nhân và cách phòng ngừa 3
Xét nghiệm dịch tiết đường hô hấp có thể kiểm tra sự hiện diện của virus RSV

Điều trị bệnh viêm phế quản do virus RSV thế nào?

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh do RSV, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải thăm khám ngay để được chẩn trị. Bên cạnh việc kết hợp điều trị cùng bác sĩ thì vẫn có những biện pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ nhanh chóng khỏi bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản do RSV.

Đối với trường hợp bệnh có những biểu hiện nhẹ

Một số biện pháp chăm sóc người bệnh tại nhà, đặc biệt là trẻ em nhiễm bệnh mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Sử dụng 2 tới 3 giọt nước muối sinh lý để làm sạch mũi của trẻ và thực hiện hút dịch mũi cho trẻ.
  • Tạo môi trường không khí luôn ẩm và sạch, không cho người bệnh tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc làm bệnh nặng thêm có thể dẫn tới nguy cơ hen suyễn.
  • Đối với trẻ em cần cho bú hoặc ăn uống đầy đủ, có thể chia thành các bữa ăn nhỏ hơn. Đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ loãng đờm, dịu họng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước giải khát và nước trái cây pha loãng vì chúng có nhiều đường.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho sử dụng thuốc vì có thể có các tác dụng phụ và làm bệnh tình ngày càng nặng hơn.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Viêm phế quản do RSV là bệnh gì?  Nguyên nhân và cách phòng ngừa 4
Có thể làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý cho người bị nhiễm RSV

Đối với trường hợp bệnh tình có biểu hiện trở nặng

Khi người bệnh có những biểu hiện như khò khè, khó thở, tím tái, dịch nhầy ra nhiều, bội nhiễm phổi... Đây có thể là những biểu hiện của biến chứng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng kháng sinh hoặc trợ thở.

Cách phòng ngừa virus RSV

Do tính chất dễ lây lan và nguy hiểm của virus RSV mà chúng ta cần phải quan tâm phòng ngừa. Nhất là đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu càng là đối tượng dễ bị lây bệnh hơn nữa. Vì vậy bên cạnh việc chữa trị, cần phải hiểu rõ về các biện pháp phòng bệnh để tránh gây hệ lụy về sau.

Do virus RSV lây lan rất dễ dàng qua dịch tiết đường hô hấp, ta cần chủ động trong việc phòng ngừa như sau:

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh hoặc có dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi… Đối với trẻ em cha mẹ cần tránh cho trẻ đi lại nơi đông người. Nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người.
  • Giữ môi trường xung quanh nhà luôn sạch sẽ, trong lành. Không nên cho trẻ em tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, quần áo. Với trẻ em cần chú ý vệ sinh những đồ dùng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi.
  • Cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chế biến món ăn, chăm sóc trẻ em.
Viêm phế quản do RSV là bệnh gì?  Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để phòng ngừa virus RSV

Viêm phế quản do RSV là biến chứng nặng khi nhiễm bệnh do virus RSV song nó ít khi xảy ra. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì tính nguy hiểm của biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Khi có những biểu hiện lạ như sốt, ho, khó thở hay chảy nước mũi, thở khò khè thì cần phải thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Mách bạn: Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà bằng một số mẹo đơn giản

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm