Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm phổi bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không?

Ngày 29/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm phế quản bội nhiễm hay còn gọi là viêm phổi bội nhiễm gây ho nhiều, khạc đờm, khó thở, đau tức ngực cho bệnh nhân. Vậy viêm phổi bội nhiễm là gì hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị viêm phế quản bội nhiễm. Vậy viêm phổi bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay thắc mắc này cho các bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, xảy ra ở niêm mạc ống phế quản, gây bít tắc. Từ đó gây tăng tiết dịch nhầy, cản trở không khí lưu thông trong phổi. Tình trạng này được biểu hiện qua các triệu chứng ho, đờm, khó thở, khò khè,…

Bên cạnh các biến chứng viêm phế quản thông thường, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm khác do viêm phổi bội nhiễm mang lại có thể kể đến như:

  • Mất nước và điện giải do tình trạng rối loạn tuần hoàn, xảy ra ở phần lớn các ca bệnh.
  • Ngừng hô hấp: Biến chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn thế nhưng rất nguy hiểm đặc biệt là với trẻ sinh non và trẻ mới sinh dưới 44 tuần tuổi thì nguy cơ tử vong là rất cao.
  • Tràn khí màng phổi, xẹp phổi: Trên thực tế có khoảng 6% người bị viêm phế quản bội nhiễm có thể gặp biến chứng này. Đây là một tình trạng biến chứng khá nguy hiểm, cần được xem xét điều trị sớm.
  • Viêm màng phổi có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Gây suy hô hấp do tỷ lệ đường thở bị thu hẹp, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ.
  • Tử vong: Có khoảng 79% các trường hợp tử vong do viêm phổi bội nhiễm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.

Viêm phổi bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không 1

Viêm phế quản bội nhiễm gây bít tắc đường thở

 

Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm thường gây ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp như:

  • Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus): Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
  • Các loại Virus khác (virus cúm A, cúm B, Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm gia cầm….)
  • Do Vi khuẩn: Mycoplasma, Chlamydia thường ít gặp hơn nhưng nguy hiểm và khó điều trị hơn.

Do nguyên nhân gây bội nhiễm là vi khuẩn, virus do vậy bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. 

Viêm phổi bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không 2

Virus là nguyên nhân chính gây viêm phế quản bội nhiễm 

Một số con đường lây nhiễm viêm phổi bội nhiễm có thể kể đến như:

  • Nói chuyện hoặc đứng gần người bị bệnh ho, hắt hơi,…
  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước bọt, đờm hoặc dịch tiết đường hô hấp do người mắc bệnh viêm phổi bội nhiễm tiết ra.
  • Sử dụng chung bát đũa, đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Các triệu chứng nhận biết viêm phế quản bội nhiễm

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phế quản bội nhiễm thường khá giống với các trường hợp viêm phế quản thông thường tuy nhiên mức độ thường nặng hơn. Khi bị viêm phế quản bội nhiễm, người bệnh thường gặp các dấu hiệu sau:

  • Ho nhiều, ho có đờm thông thường có đờm màu trắng, xanh hoặc vàng nhạt, có mùi hôi.
  • Ngứa cổ, luôn có cảm giác vướng trong gây ho.
  • Sốt cao trên 38,5oC, trong đó cơn sốt lặp đi lặp lại liên tục kể cả khi uống thuốc.
  • Khó thở, đau tức ngực, đặc biệt là khi ho, thở nông, thở khò khè, đặc biệt là khi nằm ngửa.
  • Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

Viêm phổi bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không 3

Ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo sớm  viêm phế quản bội nhiễm

 

Cách chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả nhất

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm rất tốt:

Chanh và đường phèn

Chanh và đường phèn là hai nguyên liệu trị các bệnh về phổi rất tốt. Để điều trị viêm phổi bội nhiễm bạn cần sử dụng ½ quả chanh vắt vào khoảng 200ml nước nguội rồi thêm một ít đường phèn sau đó khuấy đều. 

Phơi sương cốc nước chanh – đường phèn qua 1 đêm và uống vào 5 giờ sáng hôm sau. Thực hiện liên tục phương pháp này trong 7 ngày để thấy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Sử dụng gừng và mật ong

Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng sau đó chấm gừng với mật ong rồi nhai nuốt từ từ. Đối với trẻ nhỏ, có thể xay nhuyễn gừng với mật ong rồi lọc lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.

Củ cải

Củ cải trắng vốn là một loại thực phẩm yêu thích của không ít người với sự thanh ngọt vốn có của nó. Thế nhưng củ cải là bài thuốc dân gian chữa trị viêm phế quản mãn tính rất hiệu quả.

Để điều trị viêm phổi bội nhiễm bạn sử dụng 250g củ cải trắng, mật ong, đường phèn. Củ cải trắng sau khi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Cho củ cải vào nồi đun sôi cùng với 1 bát nước to, khi thấy nước sôi kỹ thì tắt bếp. Sau đó cho mật ong, đường phèn vào khuấy đều là được. Bạn nên ăn 2 lần mỗi ngày, sáng và tối trong vòng từ 7 - 10 ngày bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả của bài thuốc này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp thắc mắc viêm phổi bội nhiễm là gì. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có giải pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:viêm phổi