Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Vitamin D và D3 khác nhau như thế nào? Loại nào tốt hơn?

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Bạn đã từng nghe về vitamin D3 chưa? Mặc dù vitamin D là một chủ đề quen thuộc với hầu hết mọi người, nhưng có lẽ rất ít người biết được sự khác biệt giữa vitamin D và D3 là gì. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá sự khác biệt này nhé!

Khi nói đến sức khỏe và dinh dưỡng, chắc chắn không ai còn xa lạ với hai loại vitamin D và D3. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thực sự hiểu rõ về sự khác biệt giữa vitamin D và D3? Hiểu rõ về hai loại vitamin này là điều vô cùng quan trọng để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Vitamin D là gì?

Vitamin D hay còn được biết đến với tên gọi calciferol, là một loại vi chất phức tạp có khả năng hòa tan trong chất béo và được cơ thể hấp thu từ nhiều nguồn khác nhau. Đầu tiên, ánh sáng mặt trời chính là nguồn cung cấp chính vitamin D cho cơ thể. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể chuyển hóa năng lượng này thành vitamin D, cung cấp một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.

Vitamin D và D3 khác nhau như thế nào? Loại nào tốt hơn? 1
Thiếu hụt vitamin D dẫn đến các vấn đề về xương và răng...

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tiếp nhận vitamin D thông qua thực phẩm hàng ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá mòi, sữa, trứng và một số loại ngũ cốc,...

Việc thiếu hụt vitamin D cần thiết có thể dẫn đến các vấn đề về xương và răng, sự mất cân bằng hệ thống miễn dịch và có thể gây ra nhiều bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Đây là lý do tại sao việc đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện.

Vitamin D3 là gì?

Vitamin D3 hay còn được biết đến với tên gọi là cholecalciferol, là một loại tiền vitamin D tự nhiên được tổng hợp trong cơ thể. Quá trình này bắt đầu khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và chất 7-dehydrocholesterol trong da được biến đổi thành vitamin D hoạt tính.

Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống xương và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D3 cho cơ thể, cần phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bổ sung từ các nguồn thực phẩm giàu vitamin D như cá mỡ, trứng, sữa và có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

Vitamin D và D3 khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt giữa vitamin D và D3 có thể được nhận biết qua các yếu tố sau:

Nguồn gốc

Vitamin D có trong cả nguồn thực phẩm động vật và thực vật. Điều này làm cho việc bổ sung vitamin D từ nhiều loại thực phẩm trở nên dễ dàng.

Vitamin D3 chỉ được hình thành qua quá trình tổng hợp trên da của con người và động vật khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thực phẩm nguồn gốc thực vật không chứa loại vitamin này. Do đó, bạn chỉ có thể bổ sung vitamin D3 qua ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm động vật.

vitamin-d-va-d3-2.jpg
Vitamin D3 hình thành khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Phân biệt

Cả vitamin D và D3 đều có sự khác biệt trong cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Hiện nay, vitamin D có thể dễ dàng bổ sung qua các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vitamin D3 thường chỉ được cung cấp dưới dạng thuốc lỏng hoặc viên. Bạn khó có thể tìm thấy vitamin D3 trong các loại thực phẩm thông thường.

Vitamin D và D3 cái nào tốt hơn?

Cả hai vitamin D và D3 đều có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, vì vậy các bậc cha mẹ có thể yên tâm bổ sung cho bé một cách linh hoạt. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại này là nguồn gốc sử dụng.

Vitamin D có thể được lấy từ nhiều nguồn để bổ sung cho nhiều nhóm đối tượng. Trong khi đó, vitamin D3 chỉ có thể sử dụng từ nguồn gốc động vật hoặc thông qua các dạng thực phẩm chức năng, thuốc uống nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin.

Vitamin D và D3 khác nhau như thế nào? Loại nào tốt hơn? 3
Vitamin D và D3 đều hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Ngày nay, các bác sĩ khuyến khích sử dụng vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thông qua các dạng uống như giọt, xịt,... Cha mẹ có thể dễ dàng đưa cho con theo liều lượng được hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Đối với người lớn, cơ thể cũng cần được cung cấp vitamin D và D3. Tuy nhiên, nếu không gặp phải tình trạng thiếu hụt đáng lo ngại, bạn có thể bổ sung qua thực phẩm và tắm nắng định kỳ vào mỗi buổi sáng.

Cách bổ sung vitamin D và vitamin D3

Vitamin D và D3 có thể được bổ sung thông qua các nguồn như sau:

  • Bổ sung từ thực phẩm: Các thực phẩm giàu vitamin D và D3 bao gồm trứng, cá, ngũ cốc, sữa, tôm, gan bò và nấm (đối với người ăn chay). Nên tích cực sử dụng những loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D và D3 cho cơ thể.
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời: Khi da tiếp xúc với tia UVB, cơ thể sẽ tự tổng hợp vitamin D cần thiết. Tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời vào khung thời gian an toàn sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần nhớ không nên tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời mạnh và vào khoảng thời gian có tia UVB cao.
  • Bổ sung vitamin D qua đường uống: Có thể bổ sung vitamin D định kỳ thông qua việc sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm chứa vitamin D dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, việc sử dụng vitamin D theo liều lượng quy định của bộ y tế và theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những trường hợp thiếu hụt nặng.

Cả hai vitamin D và D3 đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp độc giả lựa chọn nguồn cung cấp vitamin phù hợp với nhu cầu của bạn và mở rộng kiến thức về sức khỏe trong quá trình chăm sóc bản thân.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin