Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với người bệnh gan nhiễm mỡ, mục tiêu điều trị ban đầu là giảm lượng mỡ nội tạng hoặc giảm cân (với người bệnh có cân nặng dư thừa) thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Xây dựng chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ bao gồm những thực phẩm nên và không nên ăn để điều trị căn bệnh này.
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ thừa tích tụ trong gan. Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh hơn và hoạt động nhiều hơn có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Cùng tham khảo chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ trong bài viết dưới đây.
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mô gan lưu trữ lượng mỡ bất thường. Theo thời gian, sự tích tụ mỡ thừa này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và dẫn đến tổn thương gan.
Thông thường, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ít có triệu chứng, nếu có thì cũng không rõ ràng. Những người có triệu chứng có thể bị mệt mỏi hoặc khó chịu ở phía trên bên phải bụng. Chẩn đoán được thực hiện thông qua nhiều xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh và đôi khi là sinh thiết gan, cũng như khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh.
Do bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe chuyển hóa, nên những thay đổi về chế độ ăn uống thường được khuyến nghị cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ là điều cần thiết cho người bệnh.
Khi xây dựng chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ, chúng ta cần tìm hiểu nên ăn những nhóm thực phẩm nào. Sau đây là cái nhìn sâu hơn về một số loại thực phẩm mà những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể cân nhắc đưa vào chế độ ăn uống của mình.
Axit béo Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa được gọi là axit béo thiết yếu và việc tiêu thụ chúng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, gan nhiễm mỡ. Chất béo lành mạnh có nhiều trong cá hồi, cá mòi, quả óc chó, quả bơ, dầu hạt lanh và dầu ô liu.
Rau có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cũng như một loạt các chất hóa học thực vật. Những chất dinh dưỡng này giúp giảm mật độ năng lượng trong bữa ăn của bạn, giảm stress oxy hóa trong cơ thể và cải thiện khả năng hoạt động hiệu quả của gan. Với mục tiêu điều trị gan nhiễm mỡ, bạn nên ăn khoảng 5 khẩu phần rau mỗi ngày, như vậy bạn nên ăn rau vào bữa trưa, ăn đồ ăn vặt bằng rau và ăn tối cũng cần có rau trong thực đơn.
Protein giúp phục hồi mô cơ thể và sữa là nguồn protein tuyệt vời. Hãy chọn loại sữa tách kem hoặc không béo. Nếu bạn không thích uống sữa nguyên chất, bạn có thể thay đổi thực đơn phong phú bằng sữa chua, phô mai, thêm sữa vào yến mạch…
Cà phê thường bị chỉ trích không tốt cho sức khỏe, nhưng tin tốt là nó không phải lúc nào cũng là kẻ thù của sức khỏe như người ta vẫn nói. Nghiên cứu cho thấy uống ba đến bốn tách cà phê có lợi cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh gan, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của một số biến chứng nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu mới dường như chỉ ra rằng trà xanh làm giảm lượng mỡ tích trữ trong gan và cải thiện chức năng gan. Mặc dù nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng dù sao thì uống trà xanh cũng không có hại gì vì tất cả những lợi ích sức khỏe mà chúng ta biết, bao gồm cả việc giảm cholesterol và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là những loại có chỉ số đường huyết thấp chẳng hạn như yến mạch nguyên hạt giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng hỗ trợ cảm giác no và điều hòa nhu động ruột và là sự thay thế tuyệt vời cho carbohydrate trắng tinh chế.
Cũng giống như có những thực phẩm có lợi giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, có một số thực phẩm mà những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh nếu có thể.
Trên đây là chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ và những thực phẩm nên hạn chế ăn. Những gì bạn ăn và uống không phải là yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, những thay đổi quan trọng khác có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm hoạt động thể chất, giảm cân nếu thừa cân, điều trị các bệnh lý chuyển hóa khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.