Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm CK-MB là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm CK-MB?

Ngày 10/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Xét nghiệm CK-MB là một trong những xét nghiệm giúp đánh giá các xét nghiệm nhồi máu cơ tim, các triệu chứng tái phát hay các triệu chứng cho biết tình trạng của người bệnh.

Nếu bạn đọc đang muốn tìm hiểu thêm về các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm CK-MB. Vậy xét nghiệm CK-MB là gì? Tại sao chúng ta cần làm xét nghiệm progesterone. Hãy cùng tìm hiểu bài dưới đây của nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này.

Xét nghiệm CK-MB là gì? Tại sao cần xét nghiệm CK-MB?

CK-MB hay còn gọi là creatine kinase, là một loại enzym có tác dụng xúc tác các phản ứng chuyển hóa creatine thành phosphocreatine với sự tham gia của các phân tử ATP, trong đó:

  • Chuỗi M có nguồn gốc từ cơ.
  • Chuỗi B có nguồn gốc từ não.

CK-MB chiếm phần lớn trong tế bào cơ tim, khoảng 70%. Tỷ lệ CK-MB chỉ chiếm một lượng nhỏ ở những người khỏe mạnh, nhưng tăng lên nhanh  khi các có các vấn đề ở tim như tổn thương, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Xét nghiệm CK-MB giúp đánh giá được nồng độ của enzym CK-MB trong máu, từ đó giúp đánh giá được các tình trạng sức khỏe cơ tim của người bệnh, là một xét nghiệm được thực hiện khi thực hiện kiểm tra chỉ số CK trong cơ thể.

Giá trị CK-MB trong huyết tương bình thường là nhỏ hơn 25 U/L, nếu chỉ số này thay đổi, tình trạng nguy cơ tim bị tổn thương rất cao.

Xét nghiệm CK - MB là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm CK - MB?+1
Xét nghiệm CK-MB giúp đánh giá tình trạng nhồi máu cơ tim của cơ thể

Xét nghiệm CK-MB được chỉ định trong trường hợp nào?

Xét nghiệm CK-MB là một xét nghiệm có giá trị rất cao trong phát hiện các cơn nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch. Một số trường hợp được chỉ định thực hiện các xét nghiệm CK-MB như:

  • Những bệnh nhân nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim hoặc có các kết quả điện tâm đồ bất thường.
  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng nhồi máu cơ tim.
  • Theo dõi và đánh giá tình trạng nhồi máu cơ tim trong quá trình điều trị, hiệu quả và diễn tiến của bệnh.
  • Bên cạnh đó, xét nghiệm CK-MB còn sử dụng để đánh giá được hiệu quả của các liệu pháp tan cục máu đông, loại trừ nguy cơ đau thắt ngực ở bệnh nhân.
  • Kiểm tra và phát hiện được các chấn thương ở tim, co thắt mạch vành hay để loại trừ những nghi ngờ viêm cơ tim, viêm màng trong tim, suy tim hay thiếu máu cục bộ.
  • Ngoài ra, xét nghiệm CK-MB còn được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe ở những bệnh nhân thay van tim, phẫu thuật tim.
Xét nghiệm CK - MB là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm CK - MB?+2
Xét nghiệm CK-MB còn giúp đánh giá, xác định tình trạng đau thắt ngực

Xét nghiệm CK-MB nên được thực hiện lúc nào?

Xét nghiệm CK-MB là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng nhồi máu cơ tim, các tổn thương cơ tim của cơ thể. Xét nghiệm CK-MB nên được thực hiện trong:

  • Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có các dấu hiệu trên lâm sàng.
  • Xét nghiệm CK-MB được sử dụng để chẩn đoán các nhồi máu cơ tim lại hoặc nhồi máu cơ tim kéo dài.
  • Theo dõi tình trạng các cục máu đông.

Ngoải ra, xét nghiệm CK-MB cũng có thể được thực hiện trong các trường hợp của các cơn đau tim như:

  • Đau, khó chịu ở ngực, ép tim, đầy bụng.
  • Đau ở cổ, lưng, cánh tay trái.
  • Hụt hơi, chóng mặt, buồn nôn.
  • Đổ mồ hôi và mệt mỏi.
Xét nghiệm CK - MB là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm CK - MB?+3
Chóng mặt, buồn nôn cũng là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm CK-MB

Xét nghiệm CK-MB là một xét nghiệm được chỉ định kèm theo xét nghiệm CK, do đó:

  • Nếu hoạt độ CK toàn phần mà < 80 U/L, có thể không cần thực hiện xét nghiệm CK-MB.
  • Nếu hoạt độ CK > 80 U/L, cần phải làm thêm xét nghiệm CK-MB.
  • Nếu bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, cần phải được lặp lại xét nghiệm CK-MB để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.

Kết quả xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa gì?

Tình trạng nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra khi các tế bào cơ tim không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, có thể dẫn đến hoại tử. Lúc này, khi các tế bào ở cơ tim bị hoại tử, và tổn thương, enzym CK-MB sẽ được giải phóng vào máu, làm nồng độ enzyme tăng lên.

Một số trường hợp nồng độ CK-MB sẽ tăng lên như:

  • Tình trạng hoại tử hoặc viêm cơ tim.
  • Tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
  • Một số chấn thương tại tim như sau khi phẫu thuật tim, đặt stent mạch vành, suy tim ứ huyết, các bệnh lý liên quan đến các mô cơ tim, hoạt động thể lực quá mức hay các bệnh cơ vân.
  • Một số bệnh nội tiết như suy cận giáp, to đầu chi cũng làm tăng nồng độ CK-MB.
  • Hay một số trường hợp nhiễm trùng như virus, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hay nấm và ký sinh trùng.
Xét nghiệm CK - MB là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm CK - MB?+4
Đặt stent mạch vành có thể làm nồng độ CK-MB trong cơ thể tăng lên

Bên cạnh đó, một số trường hợp nồng độ CK-MB không tăng như:

  • Sau thông tim hay chạy tim phổi.
  • Tiêm bắp nhiều lần, co giật hoặc tình trạng nhồi máu não hoặc tổn thương não.

Kết quả chỉ xét nghiệm CK-MB sẽ tăng nhanh sau từ 3 đến 6 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim và tăng tối đa trong 12 đến 24 giờ và bình thường sau 48 đến 72 giờ.

Kết quả xét nghiệm CK-MB có thể cao hơn, phản ánh tình trạng đau tim hoặc các vấn đề về tim mạch khác như:

  • Viêm cơ tim: Gây ra nhiễm trùng hay viêm cơ tim.
  • Viêm màng ngoài tim: Nhiễm trùng và viêm túi mỏng bao quanh tim.

Bên cạnh đó, liệu pháp tan cục máu là một trong những liệu pháp điều trị nhồi máu cơ tim tốt nhất hiện nay để kết hợp kiểm tra chuyên sâu để kết hợp với xét nghiệm CK-MB để có các chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện do đó có thể đến các cơ sở y tế để đảm bảo được độ chính xác hay độ đúng của kết quả và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Hy vọng thông qua bài viết trên của nhà thuốc Long Châu giúp người đọc hiểu rõ thêm về xét nghiệm CK-MB, hay ý nghĩa của xét nghiệm CK-MB. Xét nghiệm CK-MB giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh, các rối loạn bất thường có trong cơ thể để kịp thời có biện pháp điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Xét nghiệm CK là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm CK?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm