Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chóng mặt và buồn nôn là một biểu hiện của tình trạng cơ thể mà rất nhiều người gặp phải. Vậy, nguyên nhân đến từ đâu và cần phải làm gì khi bị chóng mặt buồn nôn? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin trong bài viết bên dưới nhé!
Chóng mặt và buồn nôn diễn ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng. Do đó, nhiều người không khỏi thắc mắc nguyên nhân cũng như cách xử lý khi cơ thể xuất hiện hiện tượng này.
Chóng mặt là tình trạng cơ thể cảm giác lâng lâng, đầu óc như đang xoay tròn, choáng váng, thị lực suy giảm khiến việc nhìn rõ trở nên khó khăn. Một số trường hợp ghi nhận xuất hiện ảo giác trước mắt.
Chóng mặt đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, đặc biệt là cảm giác buồn nôn. Tình trạng chóng mặt buồn nôn gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân. Đầu óc choáng váng và bụng luôn không ngừng cảm thấy cồn cào, muốn nôn. Trạng thái này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh.
Tình trạng chóng mặt buồn nôn có nhiều mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào phần lớn nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên do có thể khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn có thể kể đến như:
Say tàu xe là khái niệm không còn xa lạ đối với nhiều người. Người bị say tàu xe sẽ có triệu chứng chóng mặt và buồn nôn. Với tình trạng nặng, chứng say tàu xe có thể dẫn đến triệu chứng nôn mửa, cơ thể yếu ớt, đau đầu, mặt xanh xao.
Đồ uống có cồn cũng là một trong những nguyên do có thể khiến bạn bị chóng mặt và buồn nôn. Điều này được lý giải bởi đồ uống có cồn có thể làm loãng máu. Từ đó gây ra cảm giác choáng váng và đau đầu. Chưa dừng lại ở đó, rượu bia còn gây ảnh hưởng lên dạ dày, làm kích thích cảm giác buồn nôn. Khi tình trạng say xuất hiện, nhiều người sẽ biểu hiện một số triệu chứng như da ửng đỏ, hoa mắt, buồn ngủ, ảo giác, nói lắp, phản xạ chậm,...
Đường được xem là nguồn tạo ra năng lượng chính để cung cấp cho cơ thể. Một khi lượng đường trong máu hạ thấp, cơ thể sẽ cảm thấy chóng mặt, run rẩy và buồn nôn. Đây là các triệu chứng hạ đường huyết thường thấy do lượng đường trong máu không có khả năng đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Chóng mặt buồn nôn là biểu hiện thường thấy của hiện tượng ốm nghén. Lý do xuất hiện triệu chứng này là vì nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi một cách đột ngột.
Không chỉ chóng mặt buồn nôn, phụ nữ trong thai kỳ còn phải đối mặt với chứng nhức đầu, đau tức ngực, đau bụng, mệt mỏi, chuột rút, đi tiểu nhiều hơn thông thường,...
Khi tinh thần thường xuyên căng thẳng và lo âu, cơ thể có thể có biểu hiện chóng mặt và buồn nôn. Đây là phản ứng của cơ thể chuyển sang trạng thái “trốn tránh” hay “chiến đấu”. Ngoài ra, triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi hột,... cũng được ghi nhận.
Chứng đau nửa đầu có thể xuất hiện ở các vị trí như đỉnh đầu, nửa đầu trái hay nửa đầu phải. Hiện tượng đau nửa đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Người bị đau nửa đầu có thể đi kèm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị lực và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng,...
Hiện tượng máu đông khiến dòng máu đến tim bị ngăn chặn. Điều này làm cho các cơ tim bị thiếu oxy, máu cũng như dưỡng chất. Từ đó dẫn đến các cơn đau tim kèm một số triệu chứng như khó thở, buồn nôn và chóng mặt.
Khi nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên thông báo với những người xung quanh để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
U não thường đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, thay đổi thị giác và thính giác, co giật,... Tuy nhiên, vẫn ghi nhận những trường hợp u não bị chóng mặt và buồn nôn. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở thời kỳ đầu của bệnh, khi khối u chỉ vừa mới khởi phát.
Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính là hiện tượng người bệnh luôn trong cảm nhận mọi vật xung quanh đều chuyển động, mặc cho bệnh nhân ở trạng thái tĩnh hay động. Nguồn gốc của vấn đề được xác định từ vị trí tai trong.
Khi chóng mặt kịch phát lành tính khởi phát, những cơn chóng mặt và buồn nôn thoáng qua sẽ ghé thăm bạn. Bệnh có thể tự khỏi trong chốc lát và tái phát lại sau vài tiếng, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Meniere là căn bệnh có thể khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn. Vì bệnh lý gây sự ảnh hưởng tiêu cực đến tai trong. Nguyên nhân được xác định là do chất lỏng tích tụ trong tai.
Không chỉ cảm thấy nôn nao, chóng mặt, người bị Meniere còn xuất hiện nhiều triệu chứng như ù tai, mất thính lực,...
Viêm mê đạo tai được biết là chứng rối loạn tai trong. Bệnh được chia làm hai dạng theo nguyên nhân gây bệnh là viêm mê đạo tai do vi khuẩn và viêm mê đạo tai do virus.
Viêm dây thần kinh tiền đình là tình trạng viêm dây thần kinh ở vị trí tai trong. Căn bệnh khiến cho dây thần kinh tiền đình ngày một thâm nhiễm.
Cả hai bệnh lý kể trên đều có thể làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn ở người bệnh.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn rất nhiều lý do có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt buồn nôn, có thể kể đến như hạ huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, đột quỵ, hay do thời tiết thay đổi,...
Khi cơ thể bỗng dưng bị chóng mặt buồn nôn, việc làm đầu tiên là tìm chỗ để ngồi hoặc nằm. Hành động này giúp bạn hạn chế tình trạng choáng váng dẫn đến té ngã và gây ra thương tích nguy hiểm. Hạn chế hết mức việc đứng hay đi bộ lúc này.
Trong các trường hợp nhất thiết phải di chuyển để tìm người trợ giúp, bạn nên di chuyển thật chậm và bám vào đồ vật hay vách tường. Một khi cơn chóng mặt và buồn nôn qua đi, bạn nên chú ý đứng dậy từ từ và chậm rãi. Một ly nước lọc lúc này sẽ khiến bạn cảm thấy khỏe hơn.
Người bệnh nên sớm tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ nếu như chứng chóng mặt và buồn nôn xuất hiện mà không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ lý do nguy hiểm nào đó.
Chóng mặt buồn nôn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Do đó, tuyệt đối không nên xem thường tình trạng này của cơ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.