Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm syphilis là gì? Cần lưu ý gì đối với xét nghiệm syphilis?

Ngày 18/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giang mai là một bệnh lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục, đang tạo nên một vấn đề xã hội hiện nay. Bệnh này gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, giang mai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm Syphilis trở thành một giải pháp quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện sớm bệnh giang mai.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm syphilis trong chẩn đoán phát hiện bệnh giang mai. Bài viết sẽ giải thích cơ chế xét nghiệm syphilis và vai trò của phương pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về xét nghiệm syphilis và tầm quan trọng của nó trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cá nhân bạn nhé.

Tìm hiểu về bệnh giang mai và tác động đối với cơ thể

Tổng quan về bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, nhưng cũng có thể lây qua đường máu. Bệnh có khả năng chuyển từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh, dẫn đến tình trạng giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm syphilis – Phương pháp sàng lọc bệnh giang mai hiệu quả 1
Xoắn khuẩn Treponema pallidum là nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai tác động đến cơ thể như thế nào?

Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện những triệu chứng không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ngoại da khác. Điều này thường khiến người mắc bệnh chủ quan và bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng. Trong trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đáng kể như:

  • Ảnh hưởng thần kinh: Xoắn khuẩn giang mai có thể tác động gây tổn thương thần kinh như viêm màng não, viêm mạch máu não, suy nhược thần kinh, mất trí nhớ, đột quỵ, động kinh, rối loạn trí nhớ và những vấn đề khác.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Có thể gây biến chứng như phình động mạch, tác động đến van tim và dẫn đến suy tim.
  • Ảnh hưởng lên cơ thể: Ở giai đoạn cuối, giang mai thường xuất hiện ở mặt, lưng, và tứ chi, gây tổn thương toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bệnh giang mai bẩm sinh có thể dẫn đến các vấn đề như điếc, mù, biến dạng khuôn mặt, vấn đề về thần kinh, thậm chí tử vong ngay sau khi sinh.
  • Bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường thấy các biểu hiện như động kinh, đột quỵ, liệt người, ảo giác, mù lòa, tê liệt, tổn thương tim mạch, viêm màng não, phình động mạch chủ và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Giang mai nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị được. Do đó, việc phát hiện sớm xoắn khuẩn giang mai đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và bảo vệ sức khỏe.

Xét nghiệm syphilis – Phương pháp sàng lọc bệnh giang mai hiệu quả 2
Bệnh giang mai giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ngoài da khác

Xét nghiệm syphilis là gì?

Xét nghiệm syphilis là các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán và sàng lọc bệnh giang mai, giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh để can thiệp y tế kịp thời. Thời gian ủ bệnh của syphilis là khoảng 21 ngày kể từ khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, và các tổn thương thường xuất hiện sau 3 - 4 tuần sau khi bị lây. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện xét nghiệm syphilis để đảm bảo kết quả có độ chính xác cao.

Xét nghiệm syphilis bao gồm những loại xét nghiệm nào?

Các xét nghiệm syphilis chuẩn đoán bệnh giang mai bao gồm các xét nghiệm phổ biến như RPR, TPPA, và VDRL.

Xét nghiệm RPR

Xét nghiệm RPR nhằm sàng lọc kháng thể giang mai trong máu, phân biệt xoắn khuẩn giang mai với các vi khuẩn gây bệnh khác trong xét nghiệm Syphilis lần đầu. Nó không chỉ giúp chẩn đoán mà còn đóng vai trò trong theo dõi tiến triển điều trị và đánh giá hiệu quả của liệu trình. Nếu kết quả âm tính chứng tỏ người được xét nghiệm không mắc bệnh, trong khi kết quả dương tính có khả năng người đó mắc bệnh, để chắc chắn bác sĩ sẽ yêu cầu thêm xét nghiệm TPHA.

Xét nghiệm TPHA

Xét nghiệm TPHA kiểm tra sự hiện diện của kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh người bệnh, dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Kết quả âm tính cho thấy không tìm thấy xoắn khuẩn giang mai, trong khi kết quả dương tính chưa thể kết luận, cần xét nghiệm chính xác hơn là FTA-ABS (phản ứng miễn dịch huỳnh quang) để loại trừ trường hợp dương tính giả.

Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm VDRL có thể thực hiện trên máu hoặc dịch tủy sống nhằm kiểm tra các kháng thể phản ứng với kháng nguyên từ tế bào bị tấn công bởi vi khuẩn. Kết quả âm tính thường chỉ ra không có kháng thể giang mai, trong khi kết quả dương tính, người đó có khả năng mắc bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ cần làm thêm 1 xét nghiệm cụ thể để đưa ra nhận định chính xác.

Xét nghiệm syphilis – Phương pháp sàng lọc bệnh giang mai hiệu quả 3
Xét nghiệm syphilis giúp phát hiện sớm bệnh giang mai

Cần lưu ý gì đối với xét nghiệm syphilis?

Xét nghiệm syphilis thực hiện trên những đối tượng nào?

Người bệnh nên tiến hành xét nghiệm Syphilis nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Trong khoảng 1 - 3 tháng sau khi nhiễm bệnh, trên cơ thể xuất hiện những nốt viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, cứng như sụn, màu đỏ, không đau, không ngứa ở các vị trí như cơ quan sinh dục, trực tràng, quanh hậu môn và hầu họng.
  • Lúc có khoảng 4 đến 10 vết loét biến mất, vi khuẩn có thể tiếp xúc và xâm nhập vào máu, lây lan khắp cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể thấy tổn thương niêm mạc, với những vết ban đỏ ở giữa thường xuất hiện hiện tượng bị ăn mòn hay lở loét.
  • Các triệu chứng khác bao gồm sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi, sụt cân, và nổi hạch ở hai bên bẹn.
  • Khi cơ thể hiển thị những dấu hiệu của vết loét, người bệnh nên hành động ngay lập tức bằng cách đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó nhận được chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị kịp thời.
  • Đối với phụ nữ mang thai, việc sàng lọc bệnh nhân là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe thường xuyên được thực hiện bởi bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục hoặc HIV cũng sẽ được bác sĩ đề xuất xét nghiệm Syphilis.
Xét nghiệm syphilis – Phương pháp sàng lọc bệnh giang mai hiệu quả 4
Khi cơ thể hiển thị những dấu hiệu của vết loét cần đến cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm Syphilis

Phòng tránh nhiễm xoắn khuẩn giang mai như thế nào?

Biện pháp phòng tránh giang mai hiệu quả nhất là ngăn chặn vi khuẩn giang mai lây lan, đặc biệt trong hoạt động quan hệ tình dục:

  • Sử dụng bao cao su là một phương tiện hiệu quả để ngăn chặn sự truyền nhiễm của vi khuẩn giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đối với các hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng, việc sử dụng đồ bảo hộ nha khoa chuyên dụng, có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm giang mai.
  • Quan hệ tình dục chung thuỷ, hạn chế đối tượng tình dục có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn giang mai.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một cách hiệu quả để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về xét nghiệm syphilis trong việc phát hiện sớm bệnh giang mai. Giang mai có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào của giang mai, người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm syphilis. Việc phát hiện sớm sẽ giúp hạn chế các biến chứng mà bệnh gây ra và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Xét nghiệm PT là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm PT

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm