Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phát hiện và quản lý tiểu đường thai kỳ là điều rất quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Khi mang thai, xét nghiệm tiểu đường là một phần quan trọng trong chăm sóc thai kỳ. Việc kiểm tra tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm và quản lý hiệu quả nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe của mẹ mà còn bảo vệ cả sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bằng cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa tiểu đường, đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và em bé. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin quan trọng về xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ để giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mức đường huyết trong máu tăng cao quá mức bình thường trong thời gian mang thai và bệnh thường tự giảm sau khi sinh.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến hơn ở giai đoạn thứ hai hoặc thứ ba. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin - một hormone giúp kiểm soát mức đường huyết - để đáp ứng nhu cầu bổ sung cho thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra vấn đề cho mẹ và em bé trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên, nguy cơ có thể giảm nếu bệnh được phát hiện sớm và quản lý tốt.
Bất kỳ phụ nữ nào trong quá trình mang thai đều có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên đối với những trường hợp sau:
Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào trong danh sách trên, bạn nên yêu cầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều có thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề như:
Bị tiểu đường thai kỳ cũng có nghĩa là bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện trong nửa sau của thai kỳ. Khám tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 hoặc thực hiện vào lần đầu tiên đi khám thai nếu người phụ nữ có nguy cơ cao.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện thông qua hai phương pháp chính: phương pháp 1 bước và phương pháp 2 bước.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm dung nạp Glucose là vào buổi sáng sớm khi bụng đang đói. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một dung dịch Glucose có chứa khoảng 75g đường.
Sau một giờ, mẹ bầu sẽ tiếp tục được lấy mẫu máu. Nếu có ít nhất hai kết quả dương tính thì có thể kết luận rằng mẹ bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ dựa vào các giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp Glucose trong vòng hai giờ để đưa ra kết luận cuối cùng. Các giá trị này là:
Lưu ý: Trước khi thực hiện xét nghiệm, mẹ bầu không được ăn uống bất cứ thứ gì ít nhất trong khoảng 8 giờ trước đó. Trong quá trình lấy mẫu máu kiểm tra, bạn cũng không được ăn gì.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ do chế độ dinh dưỡng không cân đối. Trong tuần thai thứ 22 đến tuần thai thứ 24, mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Ban đầu, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm Glucose sàng lọc để đánh giá nguy cơ và quyết định cần tiếp tục kiểm tra hay không.
Bước đầu tiên: Thai phụ uống 50g Glucose và sau đó đợi 1 giờ trước khi đo đường huyết (không cần nhịn đói trước đó). Nếu mức đường huyết Glucose đo được vượt quá ngưỡng 130mg/dL (7.2mmol/L) thì thai phụ tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 100g.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Glucose dương tính chưa đủ để đưa ra kết luận về việc có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Chỉ có khoảng 30% phụ nữ với kết quả xét nghiệm Glucose dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định xét nghiệm dung nạp Glucose để đưa ra kết quả chính xác.
Bước thứ hai: Thai phụ sẽ uống một dung dịch ngọt có chứa 100g Glucose trong khoảng 3 giờ. Sau một giờ, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết và xem cơ thể chuyển hóa Glucose như thế nào.
Các giá trị đường huyết không bình thường sau khi uống dung dịch 100g Glucose trong 3 giờ được đánh giá như sau:
Để đảm bảo quy trình test tiểu đường thai kỳ diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến kết quả, thai phụ có thể lưu ý những điều sau:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm vấn đề để đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe của bạn cũng như là sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về quy trình thực hiện hay kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, hãy thảo luận với bác sĩ để có đầy đủ thông tin và sự hỗ trợ cần thiết.
Dù cho quá trình xét nghiệm có thể gây một chút bất tiện, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong hành trình tuyệt vời của việc mang thai. Hãy luôn chú trọng đến sức khỏe và chăm sóc của mình để tạo ra một môi trường an toàn và khỏe mạnh cho thai nhi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.