Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ những dấu hiệu bên ngoài cơ thể, rất khó để xác định người bệnh có nhiễm virus viêm gan B hay không. Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm viêm gan B. Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm được chỉ định nhiều nhất.
Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm viêm gan B để cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Việc xét nghiệm là rất cần thiết để xác định tình trạng bệnh, đánh giá khả năng biến chứng và tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất.
HBsAg (Hepatitis B surface Antigen) là xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Xét nghiệm này dùng để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh viêm gan B hay không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm viêm gan B. Phương pháp xét nghiệm viêm gan B này chia làm 2 loại là HBsAg định lượng và HBsAg định tính.
HBsAb (Hepatitis B surface Antibody) là xét nghiệm kháng thể kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm HBsAb dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh nhân đã miễn dịch với virus viêm gan B. Điều này có thể xảy ra nếu người bệnh đã hoặc đang đối mặt với viêm gan B cấp tính trong quá khứ. Bệnh nhân HBsAb dương tính thì không cần tiêm vắc xin viêm gan B và cơ thể hoàn toàn có khả năng kháng lại virus viêm gan B.
HBcAb hay anti-HBc là xét nghiệm giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có bị phơi nhiễm với virus viêm gan B hay không. Nếu kết quả dương tính nghĩa là bệnh nhân đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, anti-HBc chỉ được tạo ra khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B, không được hình thành sau khi tiêm vắc xin. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ và tránh nhầm lẫn giữa phương pháp xét nghiệm HBsAb và HBcAc.
Xét nghiệm HBV-DNA để xác định số lượng virus trong một đơn vị thể tích huyết tương, huyết thanh. Nồng độ virus viêm gan B cao khi chỉ số HBV-DNA trên 10.000 IU/ml. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kết quả xét nghiệm để đánh giá mức độ virus nhân lên trong tế bào gan của bạn. Bệnh nhân viêm gan B mãn tính cần theo dõi nồng độ HBV-DNA trong máu hàng tháng để kiểm soát bệnh, điều trị và đánh giá.
HBeAg (Hepatitis B envelope Antigen) có nghĩa là kháng nguyên e của virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm HBeAg dương tính thì kèm theo men gan tăng cao, nghĩa là virus viêm gan B đang ở trạng thái hoạt động và đang gây ra một số tổn thương cho gan và lây nhiễm cao.
HBeAg âm tính có nghĩa là virus viêm gan B đang ở trạng thái ngủ và không có khả năng gây tổn thương gan. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi mức độ hoạt động của virus viêm gan B.
Xét nghiệm AFP là xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan. Bình thường cơ thể có lượng AFP rất thấp nhưng ở bệnh như ung thư gan, xơ gan, viêm gan,… thì nồng độ AFP tăng cao trên > 25 - 300 IU/ml. Giá trị nồng độ AFP chỉ mang tính chất tham khảo, không thể khẳng định người có nồng độ AFP cao là bị ung thư gan. Nồng độ AFP ở mức bình thường cũng không thể bỏ qua khả năng bị ung thư gan, vì có tới 20 - 30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có nồng độ AFP không cao.
Nếu các kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B ở trên dương tính, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm gan khác để đánh giá mức độ tổn thương gan như: Xét nghiệm chức năng gan chỉ số ALT (GPT), AST (GOT, GGT, ALP và sắc tố mật Bilirubin TP, Bilirubin GT, Bilirubin TT. Những xét nghiệm này là cần thiết để giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Anti-HBc IgM là kháng thể kháng HBcAb loại IgM. IgM là kháng thể chỉ có trong bệnh đợt cấp tính nên anti-HBc IgM giúp chẩn đoán viêm gan B trong đợt cấp của viêm gan mạn tính.
Luôn làm xét nghiệm HBsAg trước. Nếu HBsAg âm tính thì có thể khẳng định người bệnh không mắc bệnh viêm gan B. Ngoài ra, nếu muốn xác định bệnh nhân đã từng tiếp xúc viêm gan B chưa thì cần xét nghiệm anti-HBc.
Trong trường hợp bác sĩ muốn biết bệnh nhân đã có miễn dịch hay chưa, có cần tiêm phòng viêm gan B hay không thì cần làm xét nghiệm anti-HBs. Kết quả anti-HBs dương tính nghĩa là bệnh nhân đã có miễn dịch với viêm gan B và không cần tiêm phòng nữa. Ngược lại, âm tính thì người bệnh chưa có miễn dịch với viêm gan B và cần tiêm vắc xin phòng bệnh.
Nếu HBsAg dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B khác để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Ngoài ra, cần phải đặt thêm các nghiên cứu sinh hóa và huyết học, mục đích là đánh giá chức năng gan. Các xét nghiệm viêm gan B cần làm gồm:
Hai xét nghiệm cuối để xác định viêm gan cấp và mạn tính.
Trước khi xét nghiệm viêm gan B người bệnh có thể ăn uống bình thường, không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm và thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng (nếu có), kể cả thuốc nam, thuốc tây vì sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm và ảnh hưởng đến kết quả.
Viêm gan B là căn bệnh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt virus. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm đánh giá cần thiết để đưa ra phác đồ điều trị và theo dõi quá trình điều trị viêm gan B. Do đó, nếu nghi ngờ có dấu hiệu viêm gan B, bạn nên đi khám chuyên khoa gan mật tại bệnh viện lớn để được xét nghiệm viêm gan B chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.