Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Giun đầu gai

Giun đầu gai là gì? Những vấn đề cần biết về giun đầu gai

Bác sĩPhan Thị Mỹ Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học Dự phòng tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mong muốn mang đến nhiều thông tin kiến thức y khoa để mọi người được nâng cao sức khỏe và chủ động phòng bệnh.

Xem thêm thông tin

Giun đầu gai (Gnathostoma) là một loại ký sinh trùng gây bệnh ở người. Trước đây, bệnh chỉ lưu hành giới hạn ở Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ, nhưng với các báo cáo gần đây về tình trạng lây nhiễm từ miền nam châu Phi ngày càng gia tăng. Giun đầu gai có vòng đời phức tạp bao gồm ít nhất hai vật chủ trung gian, trong đó con người là vật chủ ngẫu nhiên khi tiêu thụ cá nước ngọt sống hoặc chưa nấu chín. Nhiễm trùng dẫn đến các triệu chứng không đặc hiệu ở giai đoạn đầu, sau đó là ấu trùng di chuyển ở da và/hoặc nội tạng gây bệnh cảnh khác thậm chí tử liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung giun đầu gai

Giun đầu gai là gì?

Giun đầu gai (Gnathostoma spp) là một ký sinh trùng gây bệnh ở người được thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Được gọi là giun đầu gai vì nó là dạng giun tròn và có gai trên đầu. Ấu trùng giun đầu gai có thể được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm giàu protein sống hoặc nấu chưa chín (ví dụ: Cá nước ngọt, gà, ốc, rắn, ếch, lợn) hoặc trong nước bị ô nhiễm.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, ấu trùng có thể xâm nhập trực tiếp vào da người khi tiếp xúc với nguồn thực phẩm hoặc nước ngọt bị ô nhiễm. Đây là bệnh lưu hành ở những khu vực người dân ăn cá nước ngọt hoặc động vật có vỏ tươi sống như Thái Lan và các khu vực khác ở Đông Nam Á, Nhật Bản và ngày càng tăng ở Mỹ Latinh.

Có ít nhất 5 loài giun đầu gai gây bệnh ở người (G. spinigerum, G. hispidum, G. doloresi, G. nipponicum và G. binucleatum) và loài Gnathostoma spinigerum là loại giun đầu gai gây bệnh phổ biến ở Việt Nam.

Triệu chứng giun đầu gai

Những triệu chứng của giun đầu gai

Bộ ba kinh điển gồm các khối u di cư từng đợt, tăng bạch cầu ái toan và tiền sử du lịch đến Đông Nam Á hoặc các khu vực lưu hành bệnh khác. Bệnh nội tạng nghiêm trọng hơn các biểu hiện ở da.

Các đặc điểm lâm sàng có thể được chia thành các triệu chứng tức thời, triệu chứng ở da và triệu chứng nội tạng. Trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi nuốt phải sinh vật Gnathostoma, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu như:

  • Sốt.
  • Nổi mề đay.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Những triệu chứng này xảy ra khi ấu trùng bong ra và di chuyển qua dạ dày, thành ruột và gan và có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Tăng bạch cầu ái toan rõ rệt (>50% tổng số bạch cầu) thường phát triển cùng với sự xâm nhập của ấu trùng vào thành đường tiêu hóa.

Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng chỉ xuất hiện các triệu chứng ngoài da (trong vòng 3 đến 4 tuần sau khi ăn phải ấu trùng) và các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện từng đợt như:

  • Vết rộp hình giun ngoằn ngoèo trên da.
  • Ngứa hay sưng tấy.
Giun đầu gai là gì? Những vấn đề cần biết về giun đầu gai 1
Ở những người nhiễm giun đầu gai triệu chứng về da thường xuất hiện phổ biến hơn các triệu chứng khác

Khi giai đoạn mãn tính bắt đầu và ấu trùng xâm nhập vào các mô dưới da, bạch cầu ái toan và các đặc điểm toàn thân thường giảm dần. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến da qua mô dưới da và từ đây có thể xâm nhập vào các mô và nội tạng (phổi, mắt, tai, hệ thống tiêu hóa và sinh dục, hệ thần kinh trung ương):

  • Phổi: Áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, khó thở, đau ngực, ho máu, ho khan,...
  • Mắt: Giảm thị lực, viêm kết mạc mắt,...
  • Tai: Nghe kém, đau tai,...
  • Tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, đau hạ sườn,...
  • Tiết niệu: Nhiễm trùng tiết niệu, tiểu máu,...
  • Hệ thần kinh trung ương: Viêm não, áp xe não, đau đầu,...

Tác động của giun đầu gai đối với sức khỏe

Các triệu chứng trên gây khó chịu cho người mắc bệnh, các triệu chứng nội tạng thường nặng nề như: Xuất huyết tiêu hóa, áp xe phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

Biến chứng có thể gặp khi mắc giun đầu gai

Trong trường hợp Giun đầu gai ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (CNS) có thể gây viêm não, xuất huyết não,... thậm chí tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ triệu chứng nào kẻ trên hay bất kỳ thắc mắc nào về bệnh giun đầu gai, bạn có để đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và kiểm tra.

Nguyên nhân giun đầu gai

Nguyên nhân gây giun đầu gai

Con người là vật chủ tình cờ trong đó ký sinh trùng không đạt đến độ trưởng thành về mặt sinh dục. Vật chủ chính của giun đầu gai là chó, mèo,… và có thể cả các động vật có vú ăn cá khác, nơi giun trưởng thành sống cuộn tròn trong thành dạ dày, tạo ra một khối giống như khối u. Ở vật chủ cuối cùng, giun trưởng thành (dài từ 13 đến 55mm) phóng trứng vào dạ dày rồi thải ra ngoài theo phân.

Chúng tạo phôi trong nước ngọt và giải phóng ấu trùng giai đoạn đầu sau khoảng 7 ngày, sau đó chúng được vật chủ trung gian đầu tiên (bọ chét nước hoặc chân chèo - sinh vật Cyclops) ăn vào, nơi chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn hai.

Khi các sinh vật Cyclops bị nhiễm bệnh được vật chủ trung gian thứ hai (cá, lươn, ếch, chim và bò sát ăn vào), ấu trùng giai đoạn hai được giải phóng trong ruột và phát triển thành ấu trùng giai đoạn ba.

Chúng di chuyển qua các mô và bám vào cơ của vật chủ và tồn tại dưới dạng ấu trùng truyền nhiễm. Khi bị vật chủ bị ăn thịt (chẳng hạn như mèo và chó) ấu trùng sẽ được giải phóng một lần nữa trong đường tiêu hóa, từ đó chúng di chuyển đến gan và khoang bụng. Sau khoảng 4 tuần, chúng quay trở lại dạ dày và xâm lấn thành dạ dày hình thành các khối nhỏ. Tại đây chúng phát triển thành con trưởng thành để hoàn thành vòng đời, thường trong vòng khoảng 6 tháng.

Giun đầu gai là gì? Những vấn đề cần biết về giun đầu gai 2
Người là vật chủ ngẫu nhiên của giun đầu gai

Con người thường bị nhiễm ấu trùng giai đoạn ba của Gnathostoma spp. bằng cách ăn cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín kỹ hoặc các vật chủ trung gian khác như rắn, ếch và gà. Tuy nhiên, uống nước có chứa động vật giáp xác bị nhiễm bệnh cũng có thể gây ra bệnh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh giun đầu gai

Giun đầu gai có lây từ người sang người không?

Giun đầu gai không lây từ người sang người. Tuy nhiên, dù không ăn uống thực phẩm sống hay nguồn nước có chứa ấu trùng thì vẫn có thể bị ấu trùng chui qua da.

Người nhiễm giun đầu gai là do đâu?

Ấu trùng giun đầu gai có thể tồn tại trong cơ thể người bao lâu?

Làm gì để đề phòng tái phát nhiễm giun đầu gai?

Phòng ngừa nhiễm giun đầu gai như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)