Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Ngày 17/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là nhóm bệnh bao gồm nhiều đặc điểm chung là tăng bạch cầu ái toan trong máu (> 500BC/microlit máu), tăng bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản (> 5% tổng số bạch cầu) hoặc sinh thiết phổi có tăng bạch cầu ái toan. Bệnh lý này xuất hiện là do tế bào bạch cầu tích tụ trong phổi và máu gây viêm và tổn thương phổi, cũng có thể đồng thời tổn thương các cơ quan khác. Đây là một bệnh cảnh hiếm gặp, tuy nhiên cũng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người mắc bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì?

Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic Pneumonia - EP) gồm 2 bệnh cảnh là bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan cấp tính (Acute Eosinophilic Pneumonia - AEP) và bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan mạn tính (Chronic Eosinophilic Pneumonia - CEP). Bệnh cũng được phân loại theo tiêu chí khác gồm 2 nhóm là bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan với bệnh lý giới hạn tại phổi và bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan kèm tổn thương nhiều cơ quan khác. Hoặc phân loại theo nguyên nhân gây bệnh thì được xếp thành 2 nhóm là có căn nguyên và vô căn.

Bạch cầu ái toan là một trong một số loại tế bào bạch cầu hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Tủy xương thường sản xuất một lượng nhỏ bạch cầu ái toan. Ở người khỏe mạnh, chúng chiếm khoảng 1% đến 5% tế bào bạch cầu. Bạch cầu ái toan cũng giải phóng các chất (enzym và protein) để tiêu diệt các tế bào không khỏe mạnh. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều bạch cầu ái toan, bạn có thể bị viêm ở các mô hoặc cơ quan.

Cơ chế bệnh sinh của AEP chưa được hiểu rõ nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Tổn thương biểu mô đường thở, tổn thương các tế bào nội mô và giải phóng IL-33 là những sự kiện ban đầu thúc đẩy việc huy động bạch cầu ái toan vào phổi. Sự thâm nhiễm và thoái hóa bạch cầu ái toan dường như là trung gian cho tình trạng viêm phổi sau đó và các biểu hiện lâm sàng liên quan.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Dấu hiệu viêm phổi tăng bạch cầu ái toan khác nhau, tùy thuộc vào loại và nguyên nhân. Các triệu chứng chung bao gồm:

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan cấp tính có thể xấu đi nhanh chóng, thường trong vòng hai tuần. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn ở những người hút thuốc và có thể bao gồm:

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, lượng oxy trong máu có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính trong vài giờ, cần được điều trị khẩn cấp.

Các triệu chứng của bệnh EP mãn tính phát triển chậm hơn khoảng vài tháng trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Những người bị CEP hiếm khi bị suy hô hấp hoặc nồng độ oxy trong máu thấp. Các triệu chứng trong bệnh cảnh này bao gồm:

  • Khó thở ngày càng trầm trọng hơn;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Giảm cân không giải thích được;
  • Khò khè.

Tác động của viêm phổi tăng bạch cầu ái toan đối với sức khỏe

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan không lây nhiễm. Với chẩn đoán và điều trị kịp thời, bác sĩ điều trị của bạn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và có thể phục hồi hoàn toàn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Nếu không được điều trị, một số trường hợp viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ khó chịu nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan 4
Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là không có nguyên nhân (vô căn). Nhưng việc tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh là hết sức quan trọng trước khi kết luận bệnh lý là vô căn để có phương pháp điều trị thích hợp.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có nhiều nguyên nhân, cả nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong khi viêm phổi tăng bạch cầu ái toan do nhiễm trùng thường liên quan đến ký sinh trùng (giun đũa) thì các yếu tố kích hoạt bệnh không liên quan tình trạng nhiễm trùng bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng.
  • Nấm: Thường là Aspergillosis.
  • Chất độc đường hít: Các chất độc chẳng hạn như khói than, hóa chất hoặc hạt kim loại (có trong không khí) hoặc bụi.
  • Thuốc: Một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
  • Hút thuốc: Đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu hút thuốc lần đầu hoặc hút thuốc thường xuyên hơn.
  • Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, bệnh tự miễn hoặc bệnh viêm nhiễm.

Các bệnh viêm phổi do tăng bạch cầu ái toan đặc hiệu bao gồm hội chứng tăng bạch cầu ái toan máu, hội chứng Churg-Strauss, Aspergillus phổi phế quản dị ứng. Khi bệnh nhân không có các bệnh lý tăng bạch cầu ái toan đặc hiệu này kèm một số tiêu chuẩn khác như:

  • Bệnh diễn tiến dưới 1 tháng.
  • Có hình ảnh thâm nhiễm phổi trên X-quang hoặc CT ngực.
  • Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở phổi dựa trên tỷ lệ bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản lớn hơn 25% hoặc sinh thiết phổi.

Thì được chẩn đoán là bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan vô căn theo tiêu chuẩn Philit sửa đổi.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan 5
Bệnh chàm hay viêm da dị ứng cũng là bệnh lý tiềm ẩn của viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm phổi tăng bạch cầu ái toan?

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Đa phần những trường hợp nghiêm trọng hơn thường gặp nhiều trong những tháng mùa hè. Có một khác biệt quan trọng giữa tình trạng cấp tính và mạn tính trong bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan:

  • EP cấp tính (AEP): Bệnh thường xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi từ 20 đến 40.
  • EP mãn tính (CEP): Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Hầu hết những người mắc AEP hiện đang hút thuốc hoặc mắc các bệnh dị ứng, bao gồm hen suyễn, bệnh chàm (viêm da dị ứng) hoặc viêm mũi dị ứng. Nên các yếu tố này được xem là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do tăng bạch cầu ái toan.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng bạn đang mắc phải, khai thác bệnh sử và các chuyến đi gần đây, đề nghị một số cận lâm sàng như: Tổng phân tích tế bào máu, dịch rửa phế quản phế nang (BAL), X-quang ngực, Chụp CT,… và các cận lâm sàng khác để loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan 6
Tổn thương phổi do bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan trên chẩn đoán hình ảnh học

Phương pháp điều trị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan hiệu quả

Nếu bạn mắc bệnh EP nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Nếu nguyên nhân gây bệnh là thuốc, bạn sẽ ngừng thuốc và được điều trị thay thế bằng một nhóm thuốc khác có tác dụng tương đương.

Nếu bạn cần sử dụng thuốc để kiểm soát nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng của nó, corticosteroid để giảm sưng (viêm) là liệu pháp tiêu chuẩn và có hiệu quả cao. Trong trường hợp AEP nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác để ngăn ngừa suy hô hấp. 

Chăm sóc hỗ trợ bằng liệu pháp oxy và glucocorticoid là biện pháp xử lý ban đầu trong các trường hợp cấp tính. Thở máy và dùng kháng sinh theo kinh nghiệm là những biện pháp điều trị hợp lý trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Liệu pháp glucocorticoid toàn thân được khuyến khích cho tất cả mọi người và bắt đầu càng sớm càng tốt để cải thiện nhanh chóng trong vòng 12 - 48 giờ với liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nếu không điều trị bằng glucocorticoid, bệnh nhân sẽ có nguy cơ suy hô hấp. Sau khi tình trạng suy hô hấp được giải quyết, prednisone đường uống tiếp tục trong 2 - 4 tuần và giảm dần trong vài tuần tiếp theo.

Đối với viêm phổi tăng bạch cầu ái toan mạn tính, dùng prednisone đến khi hết các triệu chứng và bất thường trên X-quang. Điều trị được duy trì trong ít nhất ba tháng và tối ưu là từ 6 đến 9 tháng. Sau đó, có thể bắt đầu dùng corticosteroid dạng hít và ngừng sử dụng steroid đường uống.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Chế độ sinh hoạt: Tránh tiếp xúc các dị nguyên gây dị ứng hoặc dung thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng, giảm hoặc bỏ hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc tất cả các bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh viêm phổi do tăng bạch cầu ái toan.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan 7
Ngưng hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi

Chế độ dinh dưỡng: Ăn chín uống sôi giúp ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Phương pháp phòng ngừa viêm phổi tăng bạch cầu ái toan hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan phụ thuộc vào phòng ngừa các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các phương pháp phòng ngừa bao gồm: Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc trong môi trường làm việc nhiều khói bụi, không hút thuốc, chú ý triệu chứng về đường hô hấp nếu bạn là đối tượng nguy cơ của bệnh lý này,...

Nguồn tham khảo
  1. Eosinophilic Pneumonia: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537169/
  2. Eosinophilic Pneumonia: https://www.msdmanuals.com/home/lung-and-airway-disorders/interstitial-lung-diseases/eosinophilic-pneumonia
  3. What Is Eosinophilic Pneumonia?: https://www.verywellhealth.com/eosinophilic-pneumonia-5218774
  4. Eosinophilic pneumonia: A review of the previous literature, causes, diagnosis, and management: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S132389301930067X
  5. Pathology of Eosinophilic Pneumonia: https://emedicine.medscape.com/article/2078412-overview

Các bệnh liên quan

  1. Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii

  2. Giãn cơ tim

  3. Viêm sụn sườn

  4. Viêm động mạch chủ

  5. Ung thư vú ở nam

  6. Nhịp nhanh nhĩ

  7. Bệnh Beryllium

  8. Bệnh mạch vành

  9. Bệnh cơ tim

  10. Cơ tim phì đại