Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Cao huyết áp

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Cao huyết áp là tình trạng gia tăng trị số huyết áp cơ thể được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ≥ 130mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ≥ 80mm Hg hoặc cả hai. Cách duy nhất để biết liệu huyết áp của bạn có cao hay không chủ yếu là thường xuyên đi khám để kiểm tra huyết áp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường, thường ≥ 130/80 mmHg. Nếu không được kiểm soát, có thể gây hại cho tim, mạch máu, và các cơ quan khác.

Huyết áp cơ thể được ghi lại bằng 2 con số. Huyết áp tâm thu (chỉ số lớn hơn) là lực mà tim bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp tâm trương (chỉ số thấp hơn) là kháng lực của thành mạch máu với dòng chảy của máu trong cơ thể.

Trị số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).

Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Phương pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả chủ yếu là thay đổi lối sống và điều trị dùng thuốc.

Triệu chứng cao huyết áp

Những dấu hiệu của cao huyết áp

Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm.

Một số người bị cao huyết áp có thể có triệu chứng như:

  • Đau đầu,
  • Khó thở;
  • Chảy máu cam,
  • Nhịp tim không đều,
  • Nhìn mờ,
  • Ù tai...

Nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi cao huyết áp đã đến giai đoạn nặng hoặc đe dọa tính mạng.

Cao huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn/nôn, lú lẫn, đau ngực và run cơ.

Tìm hiểu thêm: Một số cách nhận biết triệu chứng cao huyết áp

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 1
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng

Biến chứng có thể gặp khi bị cao huyết áp

Trong số các cơ quan thì tim mạch thường là hệ cơ quan chịu tổn thương nhiều và nghiêm trọng do tình trạng cao huyết áp. Huyết áp quá cao có thể làm xơ cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu/oxy đến tim và có thể gây ra:

  • Đau ngực hay còn gọi là đau thắt ngực.
  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn hoàn toàn và các tế bào cơ tim chết vì thiếu oxy. Dòng máu bị tắc nghẽn càng lâu, tổn thương cơ tim càng lớn.
  • Suy tim: Xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể.
  • Rối loạn nhịp tim: Có thể dẫn đến đột tử.
  • Đột quỵ: Cao huyết áp cũng có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu và oxy cho não gây ra đột quỵ.
  • Suy thận: Cao huyết áp có thể gây tổn thương thận.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao bạn cần biết

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cách duy nhất để biết liệu huyết áp của bạn có cao hay không chủ yếu là thường xuyên đi khám để kiểm tra huyết áp. Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng huyết áp, đặc biệt ở người tuổi từ 40 trở nên.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân cao huyết áp

Nguyên nhân dẫn đến hai loại cao huyết áp:

Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): Đối với hầu hết người lớn, không có nguyên nhân xác định nào gây ra cao huyết áp cao. Đây là loại cao huyết áp thường gặp nhất (chiếm đến 85%), có xu hướng tiến triển dần dần trong nhiều năm.

Cao huyết áp thứ phát: Huyết áp cao do một nguyên nhân nào đó gây ra, có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với cao huyết áp nguyên phát. Các tình trạng và thuốc khác nhau có thể dẫn đến cao huyết áp thứ phát, bao gồm: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh lý tại thận, u tuyến thượng thận, bệnh lý tuyến giáp, bất thường mạch máu bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc (thuốc ngừa thai, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc giảm đau...), chất kích thích (cocaine, amphetamine).

Xem thêm: Nguyên nhân huyết áp tăng về chiều là gì? Có nguy hiểm không?

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
  2. https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

Câu hỏi thường gặp về bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp được chẩn đoán như thế nào?

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp trong động mạch liên tục cao hơn mức bình thường, thường được chẩn đoán khi huyết áp đạt hoặc vượt quá 130/80 mmHg. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đo huyết áp ít nhất hai lần trong các lần khám khác nhau và có thể yêu cầu đo huyết áp tại nhà hoặc theo dõi 24 giờ để xác nhận tình trạng này.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp?

Tại sao kiểm soát cân nặng lại quan trọng trong việc phòng ngừa cao huyết áp?

Cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Cao huyết áp có gây suy tim không?

Infographic về bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp: Mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng

Biện pháp kiểm soát huyết áp

5 phân độ của tăng huyết áp

Video về bệnh cao huyết áp

Hiểu về tăng huyết áp

Phương pháp điều trị tăng huyết áp

Đo huyết áp tại nhà đúng cách

Hỏi đáp (0 bình luận)