Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên

16/04/2025

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Phình động mạch chủ ngực (Thoracic Aorta Aneurysm - TAA) là một vấn đề tim mạch nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Thông thường, bệnh tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện khi khối phình bị vỡ. Do đó, phát hiện bệnh từ sớm và điều trị đúng lúc đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, nặng nề.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung phình động mạch chủ ngực

Động mạch chủ là mạch máu chính và lớn nhất trong cơ thể, bắt đầu từ tim và có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy đến các vùng như ngực, bụng và tứ chi.

Phình động mạch chủ ngực là tình trạng một đoạn của động mạch chủ trong lồng ngực bị suy yếu, mất tính đàn hồi và giãn rộng bất thường theo thời gian. Bệnh lý này tương đối hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 5,3 ca trên mỗi 100.000 người mỗi năm. Trong các trường hợp phình động mạch chủ, khoảng 25% xảy ra ở đoạn ngực, phần còn lại chủ yếu liên quan đến đoạn bụng.

Chẩn đoán phình động mạch chủ được xác lập khi đường kính của đoạn bị phình vượt quá 50% so với kích thước bình thường. Thiếu sự theo dõi và can thiệp đúng thời điểm có thể khiến túi phình vỡ, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng phình động mạch chủ ngực

Những dấu hiệu và triệu chứng của phình động mạch chủ ngực

Trong giai đoạn đầu, phình động mạch chủ ngực thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Nếu có, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Cảm giác đau âm ỉ ở vùng hàm, cổ, ngực hoặc lưng phía trên;
  • Khó nuốt hay đau khi nuốt, do khối phình chèn ép thực quản;
  • Khàn tiếng nếu dây thần kinh điều khiển thanh quản bị ảnh hưởng;
  • Ho kéo dài hoặc cảm giác khó thở khi khối phình chèn lên khí quản.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, đặc biệt là lúc xảy ra biến chứng như vỡ túi phình hoặc bóc tách động mạch chủ, các triệu chứng có thể bùng phát đột ngột và nghiêm trọng, bao gồm:

  • Đau ngực hoặc đau lưng dữ dội và bất ngờ;
  • Chóng mặt, choáng váng;
  • Khó thở, thở gấp;
  • Tim đập nhanh;
  • Ra nhiều mồ hôi;
  • Lẫn lộn, mất định hướng;
  • Rối loạn ngôn ngữ hoặc thị lực;
  • Yếu hoặc liệt nửa người.
Phình động mạch chủ ngực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Đau ngực đột ngột, dữ dội có thể là triệu chứng của vỡ phình động mạch chủ ngực

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh phình động mạch chủ ngực

Biến chứng của bệnh trong trường hợp khối phình động mạch chủ bị vỡ, tình trạng có thể diễn tiến nhanh chóng và đe dọa tính mạng, với nguy cơ tử vong tăng lên theo từng giờ, thậm chí từng phút. Khả năng vỡ phình động mạch chủ ngực là 34% khi khối phình đạt kích thước 6 cm.

Bên cạnh đó, việc phẫu thuật điều trị cũng có thể có các biến chứng bao gồm chảy máu, đột quỵ, rối loạn chức năng phổi, rối loạn chức năng cơ tim và tử vong do phẫu thuật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được nêu ở trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời. Trong trường hợp có phình động mạch chủ ngực, việc thăm khám định kỳ và theo dõi sát sao với bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào dọc theo đoạn ngực của động mạch chủ, bao gồm khu vực gần tim, phần cung động mạch, hoặc đoạn xa hơn về phía dưới lồng ngực. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch: Khi thành động mạch bị tích tụ mảng xơ vữa, độ đàn hồi suy giảm, khiến áp lực từ dòng máu tác động mạnh lên thành mạch, làm tăng nguy cơ phình mạch.
  • Di truyền: Ở người trẻ tuổi, phình động mạch chủ ngực thường có liên quan đến các rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Marfan, Ehlers-Danlos, Loeys-Dietz hoặc Turner. Những tình trạng này ảnh hưởng đến mô liên kết và có thể làm suy yếu cấu trúc thành động mạch.
  • Bệnh viêm mạch máu: Một số bệnh lý viêm mạch, chẳng hạn như viêm động mạch Takayasu hoặc viêm động mạch tế bào khổng lồ, có thể làm hư hại lớp thành mạch, dẫn tới sự hình thành phình mạch.
  • Bất thường van động mạch chủ: Người có van động mạch chủ hai lá (thay vì ba lá như bình thường) có nguy cơ cao phát triển phình mạch chủ ngực.
  • Nhiễm trùng: Một số tác nhân nhiễm trùng như xoắn khuẩn giang mai hoặc vi khuẩn salmonella, nếu không được điều trị triệt để, có thể gây tổn thương thành mạch và dẫn đến phình mạch.
  • Chấn thương vùng ngực: Các sang chấn do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc va chạm mạnh cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh lý này.
Phình động mạch chủ ngực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Tình trạng xơ vữa thành mạch là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến phình động mạch chủ ngực
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh phình động mạch chủ ngực

Bị phình động mạch chủ ngực bao lâu đi khám một lần?

Nếu bạn bị phình động mạch chủ ngực, nhưng chưa đến mức phải phẫu thuật ngay, thì việc theo dõi định kỳ là cực kỳ quan trọng để kiểm soát bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu tiến triển xấu. Thời gian theo dõi là tùy thuộc vào từng người, hãy tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ với bạn.

Có thể phòng ngừa phình động mạch chủ ngực không?

Phình động mạch chủ ngực có cần phẫu thuật không?

Phình động mạch chủ ngực có được hút thuốc lá không?

Phình động mạch chủ ngực có nguy hiểm không?

Sự khác biệt của các nhóm bệnh tim mạch phổ biến

Những bệnh tim mạch ai cũng có thể mắc phải

Bệnh mạch máu: Cảnh giác với những nguy cơ tiềm ẩn