Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Động kinh toàn thể là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị động kinh toàn thể

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Động kinh toàn thể liên quan đến cả hai bán cầu đại não. Các cơn động kinh toàn thể đa số (không phải toàn bộ) đều ảnh hưởng đến ý thức của người bệnh, do đó có thể gây ra các rủi ro về vấn đề an toàn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Động kinh toàn thể là gì?

Động kinh toàn thể xuất hiện khi tất cả các vùng của não bị ảnh hưởng bởi các đợt phóng điện bất thường.

Có nhiều loại cơn động kinh toàn thể khác nhau, bao gồm:

  • Cơn vắng ý thức;
  • Cơn giật cơ toàn thể;
  • Cơn co giật toàn thể;
  • Cơn co cứng toàn thể;
  • Cơn co cứng – co giật;
  • Cơn giật cơ – co cứng – co giật toàn thể;
  • Cơn giật cơ – mất trương lực;
  • Cơn mất trương lực;
  • Cơn động kinh co thắt;
  • Cơn vắng ý thức giật cơ;
  • Giật cơ mi mắt.

Trong một số trường hợp, cơn động kinh toàn thể có thể khởi đầu biểu hiện như một cơn động kinh cục bộ, chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể. Sau đó, chúng tiến triển thành cơn động kinh toàn thể, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Người bệnh bị cơn động kinh toàn thể thường kèm theo suy giảm ý thức.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của động kinh toàn thể

Các dấu hiệu và triệu chứng người bệnh có thể gặp trong cơn động kinh toàn thể, bao gồm:

  • Cử động giật có nhịp của các chi ở hai bên cơ thể và có thể liên quan đầu, cổ, mặt và thân;
  • Co cứng cơ hai bên thường kèm theo co cứng cổ, người bệnh có thể duy trì co cứng trong một tư thế, có thể gập hay duỗi, thường đi kèm run các chi;
  • Cơn co cứng kèm cơn co giật cơ toàn thân với cường độ và tần số tăng dần sau đó giảm dần;
  • Các cử động giật cơ ngắn, không nhịp nhàng, thường xuất hiện hai bên;
  • Giật cơ và xuất hiện sau đó là co cứng co giật;
  • Các cử động giật cơ ngắn của chi và thân, theo sau là mất trương lực chi;
  • Mất trương lực cơ ở chân gây té đập mông, gối, hoặc mặt xuống sàn;
  • Đột ngột gập, duỗi, hoặc gập duỗi của cơ trục hoặc gốc chi;
  • Ngưng đột ngột hoạt động đang làm và ý thức của người bệnh, người bệnh có thể có ít cử động tự động như chớp mắt, nhép miệng;
  • Giật cơ mi mắt và nhãn cầu nhìn lên.

Trong cơn động kinh toàn thể, người bệnh có thể:

  • Cắn vào má hoặc lưỡi;
  • Cứng hàm;
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột;
  • Xanh tái mặt.

Trước khi cơn động kinh bắt đầu, người bệnh có thể có những thay đổi kỳ lạ ở:

  • Vị giác;
  • Những cảm xúc;
  • Nhìn;
  • Mùi.

Bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh không thực sự có ở đó hoặc bị ảo giác, choáng váng, hoa mắt, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm thấy mất phương hướng. Triệu chứng báo động này trước khi xuất hiện cơn động kinh được gọi là tiền triệu.

Sau cơn động kinh, người bệnh có thể không nhớ gì về việc đã xảy ra, có thể cảm thấy bình thường trở lại hoặc:

  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Lú lẫn;
  • Liệt Todd, là yếu tạm thời ở một bên cơ thể.
ĐKTT4.jpeg
Người bệnh động kinh toàn thể có thể xuất hiện tiền triệu hoa mắt, chóng mặt

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh động kinh toàn thể

Các biến chứng liên quan đến cơn động kinh toàn thể, bao gồm:

  • Tổn thương não vĩnh viễn, chẳng hạn như đột quỵ;
  • Ảnh hưởng học tập, làm việc;
  • Hít phải các chất vào phổi khi bị co giật, gây viêm phổi hít;
  • Chấn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của động kinh hoặc thấy ai đó bị động kinh và xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Cơn co giật kéo dài hơn năm phút;
  • Người bệnh không thở sau khi cơn động kinh dừng lại;
  • Cơn co giật thứ hai xảy ra ngay sau đó;
  • Cơn co giật đi kèm với sốt cao;
  • Cơn co giật đi kèm với kiệt sức;
  • Người bị động kinh đang mang thai;
  • Người bị co giật có mắc bệnh đái tháo đường;
  • Co giật dẫn đến chấn thương.

Nếu bạn có cơn co giật lần đầu tiên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến động kinh toàn thể

Nguyên nhân có thể gây ra bệnh động kinh toàn thể, bao gồm:

  • Di truyền học;
  • Sự thay đổi trong cấu trúc trong não;
  • Bệnh tự kỷ;
  • Nhiễm trùng não, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não;
  • Chấn thương đầu;
  • Khối u não;
  • Bệnh Alzheimer;
  • Đột quỵ hoặc mất lưu lượng máu đến não dẫn đến chết tế bào não;
  • Tình trạng bẩm sinh, như hội chứng Down hoặc bệnh xơ cứng củ.
ĐKTT5.jpeg
Hội chứng Down có thể là nguyên nhân của động kinh toàn thể

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải động kinh toàn thể?

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh;
  • Người có các vấn đề về não như chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…
  • Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu;
  • Tình trạng trẻ nhỏ bị sốt, co giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải động kinh toàn thể

Một số yếu tố lối sống có thể làm tăng nguy cơ khởi phát cơn động kinh toàn thể của bạn:

  • Cảm xúc căng thẳng;
  • Thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng;
  • Thiếu ngủ;
  • Thai kỳ;
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy;
  • Mắc bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán động kinh toàn thể

Mô tả chi tiết về những gì đã xảy ra trong cơn động kinh của bạn là rất quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể sẽ cần nói chuyện với nhân chứng đã chứng kiến ​​​​các cơn động kinh của bạn, vì người bệnh thường bất tỉnh trong cơn động kinh.

Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thần kinh. Thăm khám các cơ, bao gồm phản xạ gân cơ, trương lực cơ và sức sơ. Họ cũng xem xét cách bạn đi bộ, giữ thăng bằng và phối hợp tư thế.

Xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán động kinh toàn thể là điện não đồ (EEG), nó ghi lại hoạt động điện trong não. Điện não đồ có thể ghi lại các xung hoặc sóng bất thường trong các hoạt động điện. Các loại động kinh khác nhau có thể được phân biệt bằng xét nghiệm này.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được sử dụng để tìm nguyên nhân và vị trí tổn thương trong não. Chúng có thể cho thấy mô sẹo, khối u hoặc các vấn đề về cấu trúc trong não.

ĐKTT6.jpeg
Điện não đồ là xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán động kinh toàn thể

Phương pháp điều trị động kinh toàn thể hiệu quả

Thuốc:

Thuốc chống động kinh là thuốc được dùng để ngăn ngừa cơn động kinh. Bạn phải dùng những thứ này theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Các tác dụng phụ như dị tật bẩm sinh có thể xảy ra do một số loại thuốc.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị khả thi khác. Bác sĩ có thể:

  • Loại bỏ các tế bào não bất thường gây ra cơn động kinh;
  • Đặt máy kích thích dây thần kinh phế vị để giúp giảm cơn động kinh;
  • Loại bỏ khối u hoặc điều trị bất kỳ mạch máu bất thường hoặc xuất huyết trong não.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của động kinh toàn thể

Chế độ sinh hoạt:

Đối với người bệnh động kinh toàn thể, việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh và có kế hoạch có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh toàn thể:

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về chế độ ăn ketogenic, có nhiều chất béo, protein và rất ít carbohydrate. Nó đã được chứng minh là hữu ích trong việc giảm tần suất bị co giật;
  • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể là tác nhân gây khởi phát cơn động kinh;
  • Dùng bất kỳ các loại thuốc đều phải theo chỉ dẫn;
  • Hạn chế uống rượu bia;
  • Hãy chú ý đến những yếu tố gây khởi phát cơn động kinh của bạn và cố gắng tránh chúng;
  • Đeo thiết bị cảnh báo động kinh để kịp thời báo cho người chăm sóc bạn khi bạn lên cơn động kinh. Nó không ngăn chặn cơn động kinh xảy ra, nhưng nó có thể giúp bạn có nhiều tự do hoạt động hơn và ít lo lắng hơn.
ĐKTT7.jpeg
 Người bệnh động kinh toàn thể nên ngủ đủ giấc

Chế độ dinh dưỡng:

Đối với người bệnh động kinh toàn thể, một chế độ ăn lành mạnh và cân đối có thể giúp duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh động kinh toàn thể:

  • Cân đối dinh dưỡng: Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, bao gồm: Các loại rau, quả tươi: Nên tiêu thụ đủ lượng rau và quả mỗi ngày để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Các nguồn protein: Bao gồm thịt, cá, gia cầm, đậu và các sản phẩm từ sữa chứa protein giàu dinh dưỡng.
  • Các loại tinh bột phức tạp: Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, khoai tây, bắp, sắn, và các sản phẩm từ lúa mạch nguyên hạt.
  • Chất béo lành mạnh: Chọn các nguồn chất béo tốt như dầu ô liu, dầu hạt lanh, hạt, quả và cá.
  • Hạn chế chất kích thích: Một số chất kích thích như cafein và đồ uống có cồn có thể gây kích thích và làm tăng nguy cơ động kinh. Hạn chế tiêu thụ từ những nguồn này hoặc tránh hoàn toàn, tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ.
  • Giám sát và ghi chép: Hãy theo dõi cẩn thận các loại thực phẩm và thực đơn mà bạn tiêu thụ và ghi lại bất kỳ triệu chứng hay cơn động kinh nào. Điều này có thể giúp bạn xác định xem có bất kỳ thức ăn cụ thể nào gây ra cơn động kinh hoặc tăng nguy cơ động kinh của bạn.

Ngoài ra, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Quan trọng nhất, luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế khi thiết kế chế độ dinh dưỡng cho người bệnh động kinh toàn thể, vì mỗi người có thể có các yếu tố riêng và cần những chỉ định cụ thể.

Phương pháp phòng ngừa động kinh toàn thể hiệu quả

Không có cách cụ thể nào để ngăn ngừa bệnh động kinh toàn thể. Nếu bạn bị động kinh, tuân thủ theo lối sống lành mạnh bằng cách ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ gây ra cơn động kinh. Một số đối tượng trẻ em và người lớn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt để giảm nguy cơ bị động kinh.

Nguồn tham khảo
  1. Lê Văn Tuấn. Giáo trình thần kinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. TP. HCM; 2020.
  2. Generalized Seizures: https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/g/generalized-seizures.html
  3. Seizures: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seizure/symptoms-causes/syc-20365711
  4. Seizure: https://www.webmd.com/epilepsy/understanding-seizures-basics
  5. Epilepsy with Generalized Seizures: https://www.healthline.com/health/generalized-seizures 

Các bệnh liên quan

  1. U nang dây thanh

  2. Rối loạn nhịp chậm

  3. cao huyết áp vô căn

  4. Bệnh khổng lồ

  5. Tim bẩm sinh tím

  6. Phình mạch máu não

  7. Viêm mống mắt

  8. Hội chứng thần kinh cận ung

  9. Viêm Lưỡi

  10. Hội chứng west