Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Rụng tóc

Rụng tóc là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Rụng tóc là hiện tượng số lượng tóc mọc ra ít hơn số lượng tóc rụng đi do những rối loạn trong cơ thể. Một số trường hợp, tóc ở vùng bị rụng không tiếp tục phát triển, dẫn đến tóc thưa hoặc mảng hói. Thông thường, rụng tóc đơn thuần không có tác động xấu đến sức khoẻ nhưng lại gây ảnh hưởng thẩm mỹ, vì vậy việc điều trị cũng rất được quan tâm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rụng tóc

Rụng tóc là gì?

Rụng tóc là hiện tượng số lượng tóc mọc ra ít hơn số lượng tóc rụng đi do những rối loạn trong cơ thể.

Tóc mọc theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn:

  • Anagen: Giai đoạn phát triển dài (2 - 6 năm).

  • Catagen: Một giai đoạn apoptotic chuyển tiếp ngắn (3 tuần).

  • Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi ngắn (2 - 3 tháng).

Vào cuối giai đoạn nghỉ ngơi, tóc sẽ rụng (exogen). Thông thường, khi kết thúc giai đoạn nghỉ ngơi, khoảng 50 - 100 sợi tóc sẽ rụng mỗi ngày. Khi một sợi tóc bắt đầu mọc trong nang, chu kỳ mới lại bắt đầu.

Có 2 kiểu rối loạn chu kỳ tăng trưởng bao gồm:

  • Anagen effluvium: Gián đoạn trong giai đoạn phát triển gây ra rụng tóc anagen bất thường.

  • Telogen effluvium: Rụng hơn 100 sợi tóc/ngày khi chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi.

Phân loại

Theo mức độ:

  • Rụng tóc khu trú.

  • Rụng tóc lan tỏa.

Theo kiểu tổn thương:

  • Rụng tóc do sẹo: Là kết quả từ quá trình phá hủy nang lông. Nang bị tổn thương không thể sửa chữa và được thay thế bằng mô sợi. Một số rối loạn về tóc có hai giai đoạn: giai đoạn đầu xảy ra rụng tóc không sẹo, sau đó tiến triển thành rụng tóc sẹo và rụng tóc vĩnh viễn. Dựa trên nguyên nhân, có thể phân rụng tóc có sẹo thành 2 nhóm nhỏ gồm nguyên phát (vị trí viêm thường gặp là nang tóc) và thứ cấp (nang tóc bị phá hủy do phản ứng viêm không đặc hiệu).

  • Rụng tóc không sẹo: Là kết quả của sự chậm phát triển tóc mà không nang tóc không bị tổn thương nặng đến mức không thể hồi phục được. Các rối loạn chủ yếu ảnh hưởng đến thân tóc (trichodystrophies) cũng được coi là chứng rụng tóc không sẹo.

Triệu chứng rụng tóc

Những dấu hiệu và triệu chứng của rụng tóc

  • Tóc rụng nhiều (> 100 sợi/ngày), nhất là khi ngủ dậy, gội đầu và vuốt tóc, chải tóc;

  • Tóc con yếu, mảnh, xoăn hoặc không có tóc con;

  • Tóc mảnh và thưa dần, thấy rõ da đầu ở nữ giới;

  • Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói ở nam giới.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân rụng tóc

Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc

Nguyên nhân phổ biến nhất:

Là rụng tóc nội tiết tố androgen (rụng tóc kiểu nam hoặc kiểu nữ).

Đây là một rối loạn di truyền phụ thuộc vào hormone androgen, trong đó dihydrotestosterone đóng một vai trò chính. Tỷ lệ gặp phải dạng rụng tóc này tăng theo độ tuổi và ảnh hưởng đến hơn 70% nam giới (rụng tóc kiểu nam) và 50% tất cả phụ nữ (rụng tóc kiểu nữ) trên 80 tuổi. Tỷ lệ mắc phải ở người Trung Quốc, Châu Á và người da đen thấp hơn ở người da trắng.

Các nguyên nhân phổ biến khác:

  • Thuốc (bao gồm cả hóa trị liệu);

  • Nhiễm trùng (nấm da đầu, kerion);

  • Rối loạn hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gây sốt cao, thiếu hụt dinh dưỡng và rối loạn nội tiết);

  • Rụng tóc từng mảng;

  • Tổn thương: Các nguyên nhân gây tổn thương bao gồm kéo tóc, chứng rụng tóc từng mảng ly tâm, tật nhổ tóc, bức xạ, bỏng và rụng tóc do stress (ví dụ: sau phẫu thuật).

Nguyên nhân ít phổ biến:

  • Bất thường thân tóc;

  • Bệnh tự miễn;

  • Ngộ độc kim loại nặng;

  • Các bệnh da liễu hiếm gặp (ví dụ: Viêm mô tế bào trên da đầu - thường ảnh hưởng đến đàn ông da đen).

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rụng tóc

Bệnh lý nào có triệu chứng là rụng tóc?

Một số bệnh toàn thân hoặc bệnh cục bộ có thể liên quan đến rụng tóc. Ví dụ, những người mắc các bệnh miễn dịch như hội chứng Sjogren và bệnh lupus ban đỏ hệ thống sẽ bị rụng tóc do tuyến mồ hôi ở da bị teo dẫn đến không đủ dinh dưỡng, ngứa, teo tóc.

Nguyên nhân gây rụng tóc là gì?

Có thuốc chữa rụng tóc không?

Rụng tóc như thế nào được coi là bình thường?

Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc xảy ra?

Hỏi đáp (0 bình luận)