Thực chất, sạm da hình thành là do sự gia tăng sắc tố melanin, sắc tố quy định màu da của chúng ta. Melanin ở trạng thái bình thường, mức ổn định sẽ giúp cho da được đều màu, khỏe mạnh. Thế nhưng, khi có những tác động tới hoạt động của sắc tố này theo chiều hướng tiêu cực, khiến melanin tăng sinh sẽ xuất hiện những mảng màu hoặc nốt sẫm màu, hình thành sạm, các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang, thậm chí là đồi mồi. Những nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da bao gồm:
Sạm da do di truyền, bẩm sinh
Hội chứng LEOPARD.
Hội chứng PEUTZ-JEGHERS.
Hội chứng CALM.
Tàn nhang, bệnh BECKER.
Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI.
Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura.
Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti)
Sạm da do rối loạn chuyển hoá:
Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt.
Thoái hoá.
Sạm da do rối loạn nội tiết:
Bệnh Addison.
Dát sắc tố trong thời kì mang thai.
Do quá trình lão hóa tự nhiên.
Do hoá chất.
Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban.
Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da.
Thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng.
Các yếu tố khác
Nguyên nhân dinh dưỡng mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, Vitamin PP.
Yếu tố vật lý: Như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
Tăng sắc tố sau viêm.
Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính.
Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì,…
Hỏi đáp (0 bình luận)