Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt virus là một trong những căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là sốt virus có được uống kháng sinh không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kiến thức để giải đáp cho thắc mắc này.
Rất nhiều người bị sốt virus cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu, muốn tìm mọi cách để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Chính vì thế sốt virus có được uống kháng sinh không là điều mà tất cả người bệnh quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu xem liệu kháng sinh có thực sự hữu ích trong trường hợp sốt virus hay không nhé.
Trước khi đi vào tìm hiểu sốt virus có được uống kháng sinh không thì chúng ta cùng điểm qua các triệu chứng khi bị sốt virus. Biểu hiện của bệnh sốt virus (sốt siêu vi) có thể thay đổi tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và tình trạng cụ thể của mỗi người. Dưới đây là một số triệu chứng chung thường xuất hiện khi mắc bệnh sốt virus:
Lưu ý rằng triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc bệnh sốt virus, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá, điều trị một cách chính xác.
Về thắc mắc sốt virus có được uống kháng sinh không thì Nhà thuốc Long Châu chia sẻ tới bạn như sau:
Khi bị sốt virus và xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, nhiều người thường có thói quen tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ em bị sốt virus, áp lực tâm lý của gia đình thường tăng lên. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hành động này thực sự không mang lại lợi ích, vì việc sử dụng kháng sinh không giúp rút ngắn thời gian bệnh, hơn nữa thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Thay vào đó, việc sử dụng kháng sinh một cách không cần thiết có thể tăng nguy cơ kháng kháng sinh, một vấn đề đáng lo ngại.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu. Do đó, nếu trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh sốt virus, thì cha mẹ không cần phân vân sốt virus có được uống kháng sinh không. Trường hợp này không cần thiết phải sử dụng kháng sinh để điều trị.
Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi người bệnh có bội nhiễm vi khuẩn, thường xảy ra khi gặp các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như viêm họng hoặc viêm amidan. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng phải được thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sốt virus có được uống kháng sinh không thì bác sĩ đã khuyến cáo người bệnh tránh tình trạng tự mua và tự dùng kháng sinh để điều trị sốt virus mà không có sự hướng dẫn chuyên nghiệp từ bác sĩ.
Như vậy bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc sốt virus có được uống kháng sinh không? Vậy nếu không uống kháng sinh thì khi bị sốt virus cần uống thuốc gì?
Khi mắc bệnh sốt virus, việc quan trọng đầu tiên là phải duy trì tình trạng cung cấp nước và điện giải cho cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ còn đang bú, cần đảm bảo rằng trẻ được bú đầy đủ.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung nước qua nước hoa quả hoặc nước canh trong bữa ăn. Trong trường hợp này, sản phẩm phổ biến để bù nước và điện giải là Oresol. Hãy tuân thủ đúng tỷ lệ pha Oresol theo hướng dẫn, tránh pha quá loãng hoặc quá đặc.
Khi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân vượt quá 38,5 độ C, cần sử dụng thuốc hạ sốt. Thuốc phổ biến nhất thường được sử dụng là Paracetamol, với liều lượng là 10 - 15 mg/kg trọng lượng cơ thể, uống cách mỗi 6 tiếng một lần. Điều này giúp ngăn ngừa sự tăng nhiệt độ cơ thể. Hãy chắc chắn rằng không dùng thuốc hạ sốt liên tục và không vượt quá liều lượng 4000 mg Paracetamol trong một ngày (tương đương với khoảng 8 viên Paracetamol 500 mg). Ngoài ra, có thể sử dụng các miếng dán hạ sốt.
Với những trường hợp sốt cao (trên 38,5 độ C), nhất là ở trẻ nhỏ có thể gặp nguy cơ co giật, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc chống co giật, đặc biệt cho những trẻ đã từng trải qua co giật khi sốt cao trước đó.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như ho, sổ mũi, dị ứng, nhưng luôn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Quan trọng nhất là không tự ý truyền dịch hay sử dụng dụng cụ xông họng mà không có hướng dẫn chuyên nghiệp, để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi và họng. Natri clorid 0,9% có thể được sử dụng để nhỏ mắt và mũi cho trẻ để phòng tránh việc bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Cuối cùng, nếu bệnh nhân mắc bệnh sốt trong thời gian dài (trên 5 ngày), sốt cao hơn 39 độ C, hoặc có triệu chứng như co giật, đau đầu không giảm, buồn nôn liên tục, hãy ngay lập tức đưa bệnh nhân đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn và điều trị chính xác, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chăm sóc một người bị sốt virus đúng cách rất quan trọng để giúp họ hồi phục nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho người khác trong gia đình. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc người bị sốt virus hiệu quả:
Như vậy Nhà thuốc Long Châu vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc sốt virus có được uống kháng sinh không? Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.