Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thiếu máu do thiếu folate là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu folate là tình trạng thiếu vitamin B12 khiến cho cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể, mô và cơ quan làm cho cơ thể người bệnh không thể hoạt động như bình thường. Mặc khác, mức độ axit folic thấp còn khiến tế bào hồng cầu to hơn mức bình thường, giảm số lượng, tế bào có hình bầu dục và không sống lâu như tế bào bình thường, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thiếu máu do thiếu folate là gì?

Folate là một loại axit folic hay còn gọi là vitamin B (B12) giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Thiếu folate là tình trạng thiếu vitamin B12 khiến cho cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể, mô và cơ quan làm cho cơ thể người bệnh không thể hoạt động như bình thường. Mặc khác, mức độ axit folic thấp còn khiến tế bào hồng cầu to hơn mức bình thường, giảm số lượng, tế bào có hình bầu dục và không sống lâu như tế bào bình thường, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu do thiếu folate gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của cơ thể người nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu do thiếu folate

Trong người có xuất hiện những triệu chứng sau hãy đi kiểm tra để biết tình trạng cơ thể:

Người dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng, đầu óc hay có cảm giác quay cuồng, chóng mặt.

  • Tinh thần khó tập trung, hay quên, dễ cáu giận.
  • Cảm giác ít đói, giảm sự thèm ăn, dễ sụt cân.
  • Tiêu hóa có vấn đề, đặc biệt là tiêu chảy.
  • Lưỡi mềm, mất gai, khứu giác giảm.

Và một số triệu chứng liên quan khác. Khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Hậu quả của việc thiếu máu do thiếu folate

Bệnh gây ra nhiều triệu chứng bệnh lý như mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, đau đầu, khó chịu,… ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, việc làm nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thế mất đi nguồn năng lượng và một số bệnh lý khác về thần kinh, tai biến,…

Thiếu folate rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì cơ thể người mẹ hấp thụ chậm hơn người bình thường. Nếu thiếu folate trong thai kỳ có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến não, tủy sống, cột sống của bà mẹ và thai nhi.

Đối với trẻ sơ sinh không thể hấp thụ axit folic khiến cho hình dạng tế bào hồng cầu khác bình thường nên phụ huynh phải đưa trẻ đi điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các vấn đề về phát triển tư duy sau này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu folate

Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đầy đủ các thực phẩm chứa folate (axit folic) như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt, nấm,...

Người uống nhiều rượu, bia, có vấn đề về thận, chạy thận khiến cho cơ thể không thể hấp thụ đủ chất.

Người gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa, dạ dày.

Người có bệnh lý liên quan đến thần kinh, tâm thần khi sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc về động kinh.

Phụ nữ mang thai hấp thụ axit folic chậm hơn người bình thường do sự phát triển của thai kỳ.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ thiếu máu do thiếu folate?

Bệnh thiếu máu do thiếu folate thường gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính, ngành nghề.

Yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu folate

Yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu folate, bao gồm:

  • Có chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Uống nhiều rượu.
  • Có thai.
  • Không thể hấp thụ axit folic.
  • Đang uống các loại thuốc để kiểm soát co giật.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu do thiếu folate

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thiếu máu do thiếu folate bằng cách:

  • Xem xét các triệu chứng của bạn.
  • Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu và xem cơ thể bạn có đủ axit folic không. Các xét nghiệm bao gồm:
  • Tổng phân tích tế bào máu.
  • Mức độ folate trong tế bào hồng cầu.
  • Kiểm tra mức độ vitamin B12. Một số người có axit folic ở mức quá thấp cũng có nồng độ vitamin B12 thấp.

Phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu folate hiệu quả

Với những nguyên nhân trên, trong số chúng ta ai cũng dễ mắc phải tình trạng thiếu máu do thiếu folate. Do đó, chúng ta nên chủ động điều trị để hạn chế những triệu chứng nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt:

  • Bổ sung vitamin B và khoáng chất phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, đủ chất đặc biệt là những sản phẩm cung cấp axit folic như rau xanh, gan, hoa quả,...
  • Sử dụng thuốc (uống bổ sung axit folic định kỳ, nếu mắc bệnh nên duy trì từ 1 - 3 tháng).
  • Điều trị những căn bệnh tiềm ẩn như đau bao tử, loét dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu folate

Chế độ sinh hoạt:

Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc; tập thể dục; ngủ đủ giấc.

Chế độ dinh dưỡng:

Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm giàu axit folic như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,...

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 là thịt, gan, thận, cá, hàu, trai, sữa, phô mát và trứng hay các sản phẩm chức năng.

Phương pháp phòng ngừa thiếu máu do thiếu folate hiệu quả

Kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu folate, chẳng hạn như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
  • Tầm soát và khám thai định kỳ.

Các bệnh liên quan

  1. Viêm tắc tĩnh mạch

  2. Phình động mạch tạng

  3. Bệnh Thalassemia

  4. Thiếu máu do thiếu men G6PD

  5. Bệnh Kawasaki ở trẻ em

  6. Tăng tiểu cầu tiên phát

  7. Bướu mạch máu

  8. Nhồi máu phổi

  9. U bạch huyết

  10. Tăng tiểu cầu