Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư lá lách là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh lý

Ngày 14/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư lá lách là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà con người đang phải đối mặt. Với tỷ lệ mắc bệnh và khả năng gây tử vong tăng cao, việc hiểu rõ về bệnh này và các yếu tố liên quan là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thông tin về ung thư lá lách thường gặp phải nhiều hạn chế.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ung thư lá lách là gì?

Ung thư lá lách là bệnh lý khi các tế bào bất thường sinh sản nhanh chóng và bắt đầu cản trở hoạt động bình thường của cơ quan. Với vị trí nằm phía sau lồng xương sườn, lá lách là một phần của hệ thống bạch huyết của cơ thể. Phần lớn các trường hợp ung thư lá lách xảy ra khi bệnh lây lan đến lá lách từ một bộ phận khác của cơ thể. Các bệnh ung thư xâm lấn thường là u lympho, bắt nguồn từ một nơi khác trong hệ bạch huyết hoặc bệnh bạch cầu, là bệnh ung thư máu của hệ tuần hoàn.

Nếu không được kiểm soát, ung thư lá lách có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Tiên lượng sống của người mắc bệnh này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, loại ung thư liên quan, giai đoạn phát triển và nguồn gốc ung thư từ lá lách hay xâm lấn cơ quan từ một vị trí khác. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư lá lách

Một người bị ung thư lá lách có thể gặp phải các triệu chứng, bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Suy giảm sức đề kháng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt và đổ mồ hôi đêm.
  • Đau khớp và xương.
  • Thiếu máu và mệt mỏi.
  • Khó chịu hoặc đau bụng.
  • Tức ngực và ho mãn tính.
nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-thai-ky-ma-ban-nen-chu-y 3.jpg
Cảm giác tức ngực và tình trạng ho kéo dài

Trong một số trường hợp hiếm hoi, ung thư lá lách có thể phát triển thành một trường hợp cấp cứu y tế, do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc vỡ nội tạng. Bất cứ ai có nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi ban đêm, môi và đầu ngón tay xanh xao, mất phương hướng nên gọi đến cơ sở y tế cấp cứu gần nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư lá lách

Ung thư lá lách thường là thứ phát do sự bắt nguồn từ cơ quan khác và sau đó lan đến lá lách. Nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư lá lách là u lympho và bệnh bạch cầu.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch bao gồm tuổi già, nam giới, suy giảm hệ thống miễn dịch và nhiễm virus. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bạch cầu là sử dụng thuốc lá, phơi nhiễm hóa chất độc hại, điều trị ung thư trong quá khứ và tiền sử gia đình mắc bệnh.

ung-thu-la-lach-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-ly 1.jpg
Ung thư lá lách thường là thứ phát

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư lá lách?

Những người sau đây có nguy cơ mắc phải ung thư lá lách:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV, ghép tạng,...
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Người phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư lá lách.
  • Người mắc HP hoặc EBV.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm ung thư lá lách

Ung thư lá lách được chẩn đoán theo cách sau:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ xem xét để tìm bằng chứng về sự phát triển ung thư và đặt câu hỏi về lịch sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ đo nhiều yếu tố có trong máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố và các yếu tố cấu thành khác. Lượng nằm ngoài các thông số bình thường thường là tín hiệu của một vấn đề y tế tiềm ẩn.
  • Sinh thiết tủy xương: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy xương, thường là từ phía sau xương hông để phân tích và tìm bằng chứng về ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
  • Hình ảnh: Chụp CT, chụp PET và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể hỗ trợ chẩn đoán ung thư lá lách.
  • Cắt lách: Để xác nhận sự hiện diện của bệnh ung thư, bác sĩ có thể sắp xếp một thủ tục phẫu thuật gọi là cắt lách. Hành động liên quan đến việc loại bỏ một phần để gửi đến phòng thí nghiệm y tế phân tích.
thieu-mau-nhuoc-sac-la-gi-nhung-thong-tin-ban-can-biet-ve-benh-ly 2.jpg
Xét nghiệm máu có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị

Điều trị ung thư lá lách phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm bệnh cụ thể liên quan, tuổi tác, giai đoạn phát triển của ung thư và nơi hiện diện trong cơ thể:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt lách vừa là một phương pháp điều trị vừa là một công cụ chẩn đoán.
  • Xạ trị: Các bác sĩ ung thư sử dụng xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư ở một khu vực cụ thể, phổ biến nhất là ung thư hạch.
  • Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp hiệu quả để tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng từ nơi xuất phát.
  • Ghép tế bào gốc: Xạ trị và hóa trị sẽ tiêu diệt các tế bào bình thường cũng như tế bào bất thường. Bất lợi này có thể được khắc phục bằng cách tiêm cho bệnh nhân tế bào gốc, thường được lấy từ một người hiến tặng không bị ung thư. Những tế bào gốc này sẽ khuyến khích sự sinh sản của các tế bào máu mới khỏe mạnh.
  • Liệu pháp sinh học hoặc miễn dịch: Đây là những phương pháp chống ung thư mới hơn, sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để chống lại ung thư.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư lá lách

Chế độ sinh hoạt:

Quan hệ tình dục an toàn:

Để phòng ngừa ung thư lá lách phần lớn là phòng ngừa các loại ung thư lây lan đến lá lách từ nơi khác trong cơ thể. Một trong số đó là u lympho không Hodgkin và viêm gan C là một trong những nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển của bệnh lý này. Viêm gan C có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung ống tiêm hoặc sử dụng kim tiêm không hợp vệ sinh để xỏ khuyên hoặc xăm hình.

Xây dựng lối sống lành mạnh:

Tăng cân quá mức cũng có liên quan đến ung thư hạch không Hodgkin. Một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh sẽ làm giảm khả năng mắc phải bệnh lý này và mang lại nhiều lợi ích khác.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng thích hợp theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

ung-thu-la-lach-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-ly 4.jpg
Xây dựng lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư lá lách
Nguồn tham khảo
  1. What to Know About Your Spleen: https://medshadow.org/what-to-know-about-your-spleen-and-whether-you-can-live-without-it/
  2. SPLEEN CANCER: https://www.baptisthealth.com/care-services/conditions-treatments/spleen-cancer
  3. Spleen cancer: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321951
  4. Spleen Cancer: Symptoms, Diagnosis & Prognosis: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/spleen-cancer

Các bệnh liên quan

  1. Đa u tủy xương

  2. Metapneumovirus

  3. Hội chứng west

  4. Bệnh Legg-Calvé-Perthes

  5. Bệnh mạch máu tinh bột

  6. Bệnh xương hóa đá

  7. Suy tim sung huyết

  8. Viêm niêm mạc dạ dày

  9. Phì đại tuyến vú

  10. Ối vỡ non