Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Chlorothiazide (Chlorothiazid)
Loại thuốc
Thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazide
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 250 mg, 500 mg
Thuốc bột pha tiêm: Lọ 500 g
Hỗn dịch uống: 250 mg/5 ml
Chlorothiazide và các thuốc lợi tiểu thiazide làm tăng sự bài tiết natri clorid và nước, do cơ chế ức chế sự tái hấp thu các ion Na+ và Cl- ở đầu ống lượn xa. Các chất điện giải khác, đặc biệt là kali và magnesi cũng tăng bài tiết, còn calci lại giảm bài tiết.
Chlorothiazide và các thuốc lợi tiểu thiazide cũng làm giảm hoạt tính enzym carbonic anhydrase, nên bicarbonate tăng bài tiết, nhưng tác dụng này thường yếu so với tác dụng bài tiết Cl-, do đó không làm thay đổi đáng kể pH nước tiểu.
Chlorothiazide và các thiazide khác có tác dụng hạ huyết áp, trước hết có lẽ là do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến bài niệu natri.
Sau đó, trong quá trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+.
Vì vậy, tác dụng hạ huyết áp của các thiazid thể hiện chậm sau một, hai tuần, còn tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh, có thể thấy ngay sau vài giờ. Ngược lại, thuốc có tác dụng chống lợi niệu ở người đái tháo nhạt vì vậy có thể được dùng để điều trị đái tháo nhạt.
Ngoài ra, thuốc chlorothiazide còn có thể được dùng để phòng sỏi thận ở người bị tăng calci niệu.
Thời gian khởi phát tác dụng:
Thời gian tác dụng lợi tiểu: 6–12 giờ.
Chlorothiazide phân bố trong không gian ngoại bào. Dễ dàng đi qua nhau thai. Phân phối vào sữa mẹ.
Không chuyển hóa.
Chlorothiazide bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu; Khoảng 95% liều tiêm tĩnh mạch được thải trừ trong 5 giờ và khoảng 20 hoặc 10% liều uống 250 hoặc 500 mg tương ứng được thải trừ trong 48-72 giờ. Thời gian bán thải: 45–120 phút.
Chlorothiazide không được chuyển hóa nhưng được đào thải nhanh qua thận.
Chlorothiazide tương tác với các thuốc khác:
Đối với phù nề, đái tháo nhạt
Liều dùng chlorothiazide thông thường là 0,5 g đến 1 g một lần hoặc hai lần một ngày. Nhiều bệnh nhân bị phù đáp ứng với liệu pháp ngắt quãng, tức là dùng thuốc vào các ngày luân phiên hoặc 3-5 ngày mỗi tuần.
Tăng huyết áp
Liều khởi đầu thông thường là 0,5 g hoặc 1 g mỗi ngày như một liều duy nhất hoặc chia nhỏ. Liều dùng được tăng hoặc giảm theo đáp ứng huyết áp. Hiếm khi một số bệnh nhân có thể cần đến 2g ngày chia làm nhiều lần.
Tăng huyết áp, phù
Đường uống:
Nên bắt đầu sử dụng thuốc chlorothiazide ở liều thấp; có thể tăng liều sau mỗi 2–4 tuần cho đến khi huyết áp kiểm soát, đạt được liều tối đa, hoặc xảy ra tác dụng phụ.
Đái tháo nhạt
Dùng 10 - 20 mg/kg, ngày 2 lần.
Suy giảm kali, tăng acid uric máu (thường không có triệu chứng; hiếm khi dẫn đến bệnh gút). Nhiễm kiềm giảm clo huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ (bệnh nhân hạ kali máu). Tăng đường huyết và đường niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tăng lipid máu, giảm thể tích ngoại bào.
Hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim. Chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy, co thắt ruột, mày đay, nhiễm cảm ánh sáng, ban da, giảm magnesi, giảm natri, giảm kali, giảm clor, kiềm hóa máu, giảm phosphat máu.
Phản ứng mẫn cảm, giảm tình dục, sốt. Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu, dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, viêm mạch, ban xuất huyết, viêm gan, vàng da, ứ mật, viêm tụy, khó thở, viêm phổi, phù phổi, suy thận, viêm thận kẽ, mờ mắt.
Theo dõi tình trạng mất cân bằng điện giải (hạ natri máu, nhiễm kiềm giảm clo máu, hạ kali máu). Quan sát các dấu hiệu mất cân bằng điện giải (khô miệng, khát nước, suy nhược, hôn mê, buồn ngủ, bồn chồn, lú lẫn, co giật, thiểu niệu, đau cơ, chuột rút, mỏi cơ, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn). Thực hiện định kỳ đo điện giải trong huyết thanh (đặc biệt là kali, natri, clorua và bicarbonate).
Hạ kali máu có thể xảy ra sau khi bài niệu nhanh, khi bị xơ gan, hoặc khi điều trị kéo dài, bổ sung không đủ chất điện giải. Có thể gây loạn nhịp tim, đáp ứng cường độ của tim đối với độc tính glycoside tim (tăng kích thích tâm thất). Sử dụng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali và/hoặc bổ sung kali để tránh hoặc điều trị hạ kali máu.
Tình trạng giảm natri huyết do thể tích có thể xảy ra ở những bệnh nhân phù nề khi thời tiết nóng bức; điều trị thích hợp thường là hạn chế nước hơn là cho muối, trừ trường hợp hạ natri máu đe dọa tính mạng.
Tăng acid uric máu hoặc hiếm khi xảy ra bệnh gout, nên tránh hoặc sử dụng chlorothiazide thận trọng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh gout trừ khi bệnh nhân đang điều trị hạ acid uric.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể cần điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết; tăng đường huyết có thể xảy ra và bệnh đái tháo đường tiềm ẩn có thể trở nên rõ ràng.
Chlorothiazide có thể làm tăng bài tiết magiê trong nước tiểu, dẫn đến hạ magnesi huyết.
Có thể làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, gây tăng canxi huyết thanh nhẹ từng đợt nếu không có rối loạn chuyển hóa canxi đã biết; tăng calci huyết rõ rệt có thể cho thấy cường cận giáp.
Có thể làm tăng nồng độ cholesterol và chất béo trung tính. Tầm quan trọng lâm sàng của những thay đổi này vẫn chưa được biết. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol thường bù đắp.
Hạ huyết áp thế đứng hiếm khi xảy ra.
Thuốc lợi tiểu được coi là tác nhân thứ hai để kiểm soát tăng huyết áp mạn tính ở phụ nữ mang thai, nếu việc bắt đầu điều trị tăng huyết áp là cần thiết ở phụ nữ có thai, thì nên dùng các thuốc hạ huyết áp khác (methyldopa, nifedipine, labetalol).
Phù liên quan đến thai kỳ thường đáp ứng tốt với thiazide trừ khi do bệnh thận gây ra, tuy nhiên, việc sử dụng thông thường không được khuyến khích ở phụ nữ mang thai bị phù nề nhẹ, những người khỏe mạnh,
Thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo để phòng ngừa hoặc quản lý tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.
Chlorothiazide vào được sữa mẹ với một lượng nhỏ. Khuyến cáo ngừng cho bú mẹ hoặc ngừng thuốc.
Không có báo cáo.
Uống thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.
Quá liều và độc tính
Các triệu chứng quá liều chlorothiazide có thể bao gồm lú lẫn, nhịp tim không đều, cực kỳ khát nước, đi tiểu nhiều, yếu cơ, cảm thấy rất khát hoặc nóng, hoặc không thể đi tiểu.
Cách xử lý khi quá liều
Cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Điều trị tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, hôn mê gan và hạ huyết áp. Nếu cần, cho thở oxy hoặc hô hấp nhân tạo cho những trường hợp suy hô hấp.
Rửa dạ dày với than hoạt (nếu mới uống). Bù nước và điện giải, lập lại cân bằng acid - base. Trong trường hợp hạ huyết áp, có thể dùng norepinephrin 4 mg/lít, tiêm truyền tĩnh mạch chậm hoặc dopamin 5 microgam/kg/phút.
Dược thư quốc gia Việt Nam 2015
Drugs.com: https://www.drugs.com/monograph/chlorothiazide.html