Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn quá nhiều mì tôm có thể bị đột quỵ, dậy thì sớm, táo bón, suy dinh dưỡng. Thế nhưng, 1 tuần nên ăn mấy gói mì không phải ai cũng biết! Cùng tìm hiểu nhé!
Nhắc đến mì tôm chắc hẳn ai cũng nghĩ tới là một món ăn nhanh và tiện lợi. Không chỉ tiết kiệm thời gian, mì ăn liền còn có giá thành rẻ. Không thể phủ nhận sự tiện lợi mà mì tôm mang lại. Nhưng những tác hại mà món ăn này đem tới khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Vậy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, 1 tuần nên ăn mấy gói mì?
Mì tôm hay mì ăn liền là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong xã hội hiện đại. Mặc dù rất tiện lợi và thơm ngon nhưng loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng, cụ thể:
Đối với nhiều người, họ thường thích ăn mì gói vào buổi sáng hoặc khi đói. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mì gói vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm tăng hàm lượng chất béo và calo tăng cao.
Chúng dễ khiến bạn có nguy cơ béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao...
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa và kéo dài thời gian biến đổi hương vị của mì ăn liền. Dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết và thúc đẩy quá trình lão hóa.
Nếu không muốn đối mặt với các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác, bạn không nên ăn mì thường xuyên.
Lý do là vì mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo. Chưa kể, transfat và chất béo bão hòa, chúng có thể gây hại cực kỳ lớn cho sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh tim mạch.
Muối là một trong những thành phần có trong mì ăn liền. Mì ăn liền thường được tẩm ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn vô tình làm hại thận, thậm chí dẫn đến sỏi thận nếu dùng quá nhiều.
Mì gói có chứa các thành phần như: Chất béo bão hòa, muối, màu thực phẩm, chất phụ gia,… Ăn mì gói trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân tồn đọng lâu trong ruột già. Nó cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư, phổ biến nhất là ung thư trực tràng.
Mì ăn liền là một trong những món ăn được chiên và sấy khô. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên không những làm giảm khẩu vị mà còn gây áp lực cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Nếu thường xuyên ăn mì gói có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày, đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt trẻ em thích ăn mì gói dễ bị biếng ăn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mì gói thường xuyên có thể dẫn đến thiếu hụt chất xơ. Bạn có thể bị: Táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể giải độc kém hơn bình thường nên cảm giác khó chịu. Đồng thời, ăn mì gói bằng bát nhựa kém chất lượng dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Đối với trẻ nhỏ, ăn nhiều mì có thể dẫn đến dậy thì sớm, rất nguy hiểm.
Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và an toàn sức khỏe, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng các sản phẩm đóng gói này tối đa 1 - 2 lần/tuần.
Dưới đây là một số giải pháp ăn mì không gây hại cho sức khỏe bạn có thể tham khảo:
Phương pháp đầu tiên là chọn mì không chiên qua dầu. Vì theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng. Những sợi mì chiên qua dầu hàm lượng chất béo trung bình sẽ rơi vào khoảng 10 gam - 15 gam. Còn mì không chiên thì hàm lượng chất béo chỉ khoảng 4 - 6 gam. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại mì không chiên qua dầu.
Ngoài việc hạn chế ăn mì đã chiên qua dầu. Mọi người nên cân nhắc việc bổ sung thêm rau và thịt cho bát mì của mình. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm ăn liền vừa nhanh, đảm bảo không chiên dầu như mì gói. Điển hình các sản phẩm làm từ gạo như phở ăn liền, mì chũ…
Trên đây là những chia sẻ về 1 tuần nên ăn mấy gói mì. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ăn mì ăn liền và những ưu, nhược điểm của loại thực phẩm này. Chúc bạn sức khỏe và có sự lựa chọn đúng đắn khi sử dụng các sản phẩm ăn liền nhé!
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.