Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lá tía tô từ lâu được biết đến là một vị thuốc dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình với vai trò như một gia vị, rau xanh ăn kèm. Tuy nhiên, bà bầu có ăn được lá tía tô không? Tía tô có công dụng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Lá tía tô có màu xanh đậm hoặc xanh tím, gân màu đỏ tía. Chúng được trồng phổ biến ở nước ta. Các bằng chứng cho thấy, loại cây này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người và có công dụng chữa bệnh.
Trong Đông y, lá tía tô được xem là một loại dược liệu quý, dễ tìm với nhiều công dụng tuyệt vời. Theo đó, tía tô được dùng để điều trị trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, cảm cúm, tiểu đường,... Bên cạnh đó, chúng còn có chức năng bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm. Ngoài ra, lá tía tô còn được xem như một gia vị góp phần tạo nên hương vị thơm ngon của nhiều món ăn ngon hằng ngày.
Tuy nhiên, mẹ bầu là đối tượng đặc biệt, luôn nhạy cảm với mọi thứ.
Theo các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được lá tía tô. Bạn có thể bổ sung chúng trong bữa ăn hằng ngày và xem đây là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Tía tô có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh dầu và khoáng chất. Do đó, lá cây này không những làm gia vị cho món ăn mà còn là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho các mẹ bầu.
Trong lá tía tô có nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, chất khoáng, đường hòa tan, vitamin. Mùi thơm từ tinh dầu cùng những dưỡng chất vừa kể có trong tía tô sẽ phần nào giúp các mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, giải nhiệt, bổ khí và mạnh bụng.
Điều bất ngờ là, không những tía tô có thể dùng cho bà bầu mà nó còn có tác dụng dưỡng thai. Đối với những bà bầu thể trạng yếu, thai nhi cử động không yên thì ăn tía tô phần nào giúp trấn an tinh thần, cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó sinh con được thuận lợi hơn.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều chị em thường có tình trạng ốm nghén với các biểu hiện như buồn nôn, nôn… Với tinh dầu có trong lá tía tô sẽ giúp tạo cảm giác the mát, dễ chịu, giảm bớt cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, mang bầu cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa. Các mẹ bầu dễ bị tiêu chảy, chướng bụng hoặc táo bón. Thành phần tinh dầu có trong lá tía tô sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
Khi mang thai, cơ thể sẽ tích trữ nhiều nước, do đó dễ dẫn đến tình trạng phù chân. Đối với trường hợp này, chúng ta có thể dùng lá tía tô để ngâm chân. Bạn đun một nồi nước sôi rồi bỏ lá tía tô đã rửa sạch vào đun thêm 5 phút nữa, cho vào thêm một ít muối. Phương pháp ngâm chân này sẽ giúp máu huyết được lưu thông, loại bỏ độc tố, giảm sưng phù và giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Với các thành phần đặc biệt như tinh dầu, tía tô còn có khả năng kháng khuẩn tốt, chống oxy hóa mạnh, chống ung thư mạnh. Ngoài ra, các chất có trong thân cây tía tô còn có thể làm tăng hoạt động của men ở nội mạc tử cung, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Hệ miễn dịch của các mẹ bầu thường bị suy giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, do đó dễ dẫn đến tình trạng cảm lạnh. Nhưng đây là giai đoạn bé đang phát triển nên hạn chế tất cả các thuốc.
Vậy nếu không dùng thuốc, các mẹ bầu có ăn được lá tía tô không? Trong trường hợp này, cháo tía tô sẽ khá hiệu quả để giải cảm, ra mồ hôi mạnh,chúng còn có thể kết hợp với gừng để tăng tác dụng chữa bệnh. Bởi tía tô có vị cay, tính ấm, dân gian thường dùng để chữa cảm mạo, hạ hốt, hen suyễn và nhiều bệnh khác.
Lá tía tô còn có tác dụng giải độc cá, cua. Chúng giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy khi ngộ độc.
Ngoài những lợi ích trên, lá tía tô còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, dễ ngủ, ức chế sự phát triển của nấm, nâng cao đường huyết, có tác dụng chống viêm trong điều trị viêm phế quản, viêm tử cung và các bệnh khác.
Với những thông tin trên, lá tía tô mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho chúng ta, đặc biệt là cho bà bầu. Tuy nhiên, chúng ta cần ăn một cách khoa học, không nên tùy tiện sử dụng quá nhiều. Dưới đây là một số lưu ý:
Với những lợi ích nêu trên, phần nào có thể giải đáp cho lo lắng của các chị em rằng mang bầu có ăn được lá tía tô không. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể có một sức khỏe tốt, đồng thời giúp thai nhi có sự phát triển toàn diện.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cùng đón đọc những bài viết khác với nhiều chủ đề sức khỏe khác nhau trên website của Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.