Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm. Bên cạnh cách phòng ngừa và phác đồ điều trị, thì tiên lượng người bị lao phổi sống được bao lâu chính là mối quan tâm chung của rất nhiều người không may mắc căn bệnh này.
Bệnh lao phổi là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, và rất khó kiểm soát. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa, điều trị hiệu quả căn bệnh này và người bị lao phổi sống được bao lâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lao phổi do vi trùng lao gây nên. Bệnh lao phổi hình thành khi vi trùng lao xâm nhập vào phổi, sinh sôi nảy nở và gây tổn thương phổi nếu cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại.
Bệnh lao phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ mắc tỉ lệ thuận với độ tuổi. Người già, sức đề kháng kém chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi. Tuy nhiên, trên thực tế số người bị mắc lao nhiều nhất lại là người đang ở tuổi lao động. Người trong độ tuổi lao động mắc lao phổi không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng.
Có thể nhận biết bệnh thông qua 7 triệu chứng lao phổi điển hình
Lao phổi kéo dài có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó, người bị lao phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Một số biến chứng của lao phổi như:
Đây là biến chứng nặng của lao phổi, có thể gây suy hô hấp nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Tràn dịch màng phổi là tình trạng khoang màng phổi có nước dịch màu vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, cũng có thể là dịch hồng hoặc đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở khi nằm, và đau ngực âm ỉ tăng dần theo thời gian.
Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi. Người bệnh sẽ đột ngột thấy đau ngực, khó thở nhiều hoặc ít là tùy tình trạng hô hấp trước đó.
Vùng nhu mô phổi của người bị bệnh lao phổi lâu ngày sẽ dẫn tới xơ hóa. Nếu tình trạng xơ hóa nhiều khiến phần phổi bị xơ không hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp.
Nhiều người bị lao phổi dù đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này có thể bị nhiễm nấm Aspergillus dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong. Do đó, biến chứng này có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của người bị lao phổi.
Bệnh lao phổi kéo dài, trở nặng khiến phổi tổn thương nghiêm trọng. Những phần phổi bị xơ không còn khả năng trao đổi khí khiến bệnh nhân bị suy hô hấp mạn tính. Đồng thời, thói quen hút thuốc lá cũng là yếu tố tác động khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Dấu hiệu điển hình là giọng nói thay đổi, khàn tiếng, đau khi nuốt, thậm chí đau tai.
Đây là biến chứng phổ biến của bệnh lao phổi, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Vi khuẩn lao phá hủy nhu mô phổi, tổ chức xơ phát triển, dây xơ co kéo làm phế quản bị biến dạng hẹp lại, có khi trong lòng phế quản cũng bị tổn thương.
Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không? Câu trả lời là Có. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh lao phổi tới 90%, và người bị lao phổi có thể sống lâu dài, đạt tuổi thọ như người bình thường.
Kháng sinh điều trị lao phổi là phương pháp tối ưu nhất đối với người bệnh bị lao phổi. Để tăng khả năng điều trị, người bị lao phổi cần phải tuân thủ nguyên tắc uống thuốc đúng, đủ theo phác đồ chữa trị, kết hợp với khám đều đặn thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Tâm lý lạc quan, tích cực cùng với lối sống lành mạnh cũng là một phương pháp điều trị bệnh lao phổi hiệu quả.
Điều trị lao phổi là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì ở người bệnh. Sau một thời gian điều trị, người bệnh sẽ lấy lại được cảm giác ngon miệng, triệu chứng bệnh giảm nhẹ hơn nhưng không vì thế mà chủ quan bỏ thuốc, bỏ thăm khám vì nghĩ bệnh đã hết. Điều này có thể khiến bệnh trở nặng bất ngờ và rất khó chữa trị về sau.
Người bị lao phổi sống được bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh và gia đình quan tâm. Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác tuổi thọ của người bệnh lao phổi. Bởi bên cạnh phác đồ trị bệnh, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc khả năng đáp ứng thuốc, tinh thần, và cách sống chung với bệnh của mỗi người.
Để chữa bệnh lao phổi người bệnh phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc chữa bệnh lao tùy vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, thăm khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh phác đồ kịp thời giúp tăng hiệu quả điều trị.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bị lao phổi muốn sống lâu hơn thì cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, thúc đẩy quá trình hồi phục. Chế độ ăn cho người bị lao phổi cần bổ sung nhiều năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất… nhiều hơn khoảng 20-30% so với nhu cầu của người khỏe mạnh. Có thể chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm, cách chế biến giúp người bệnh ăn được nhiều hơn.
Mặt khác, người bị lao phổi cần chú ý:
Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị lao phổi sống được bao lâu. Để kéo dài tuổi thọ, mỗi người chúng ta hãy chú ý chăm sóc sức khỏe, thường xuyên khám định ký để phát hiện sớm bệnh và tăng tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Ly Ly
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.