Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Căng cơ bắp tay là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng căng cơ ở bắp tay hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mỗi người chúng ta đều có thể đã từng trải qua hiện tượng căng cơ vùng bắp tay ít nhất một lần trong đời. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể đến bệnh viện để điều trị hoặc điều trị tại nhà. Vậy bạn đã biết gì về tình trạng đau nhức bắp tay hay chưa? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những cách chữa căng cơ bắp tay thông qua bài viết dưới đây nhé.

Căng cơ bắp tay là gì?

Bật mí các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả 1 Căng cơ bắp tay gây khó khăn cho việc gấp khuỷu tay lại

Tình trạng căng cơ xuất hiện ở khu vực nằm giữa vai và khuỷu tay được gọi là căng cơ bắp tay. Đôi khi sự khó chịu này còn lan đến vùng lưng gần đó gây đau lưng và khó khăn cho việc gấp khuỷu tay lại hoặc sử dụng cơ bắp tay để làm việc và sinh hoạt.

Cơ bắp tay không chỉ là bộ phận cơ thuộc phần trước của cánh tay trên mà đây còn là một trong những cơ bắp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Chính vì vậy mặc dù không phải là vấn đề cần lưu ý nhiều, nhưng đau cơ bắp tay thường có khả năng khiến cuộc sống của bạn đình trệ bằng cách gây hạn chế những sinh hoạt thường ngày của bạn.

Các triệu chứng đau cơ bắp tay phổ biến

Thông thường người bị căng cơ ở bắp tay sẽ dễ dàng cảm nhận được:

  • Tình trạng mỏi và căng cơ phát sinh ở cánh tay trên làm đau nhức hai cánh tay hoặc đau nhức một bên cánh tay.
  • Bị chuột rút cơ bắp.
  • Bầm tím và đau nhức ở khuỷu tay.
  • Vai và khuỷu tay trở nên yếu hơn so với bình thường.

Nguyên nhân chủ yếu gây căng cơ vùng bắp tay

Bật mí các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả 2 Tập luyện quá sức có thể gây căng cơ bắp tay 

Phần lớn các trường hợp khiến tình trạng căng cơ phát sinh đến từ việc chấn thương do rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, trong một vài tình huống, cơ bắp tay bị căng còn có thể là hệ lụy của một số yếu tố khác như sử dụng cánh tay quá mức, chẳng hạn như cố sức nâng một hộp sách nặng lên cao, té ngã gây rách gân, viêm gân, tình trạng sức khỏe không tốt,...

Đôi khi tình trạng căng cơ tay cũng có nguy cơ chuyển biến sang đau cơ bắp tay. Theo nhiều nhà nghiên cứu cho thấy thường xuyên bị căng cơ tay có thể đại diện cho một số vấn đề liên quan đến tim mạch. Mặt khác, người bị rối loạn lo âu cũng có xu hướng căng cơ tay, trong trường hợp các cơ này căng cứng.

Các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả nhất

Bật mí các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả 3 Vận động nhẹ nhàng giúp giảm căng cơ ở bắp tay hiệu quả

Hiện tượng căng cơ bắp tay sẽ làm chậm nhịp điệu cuộc sống của bạn lại bằng cách cản trở các hoạt động thường ngày. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát sự khó chịu này bằng một số biện pháp dưới đây như:

Không nên lạm dụng cơ hay vận động quá sức

Một người khỏe mạnh có thể bị căng cơ bắp tay sau khi thực hiện các động tác bình thường như: Cử tạ, chơi golf, ném bóng, nâng vật nặng lên cao, đưa đón trẻ đến trường,... Vì loại chấn thương này thường phát triển chậm theo thời gian do vậy nó rất khó để ngăn chặn. Đồng thời, việc phục hồi cơ tay cũng sẽ trì trệ nếu bạn tiếp tục cố gắng sử dụng cơ bắp tay để vận động. Do đó, bạn cần tạm thời để các cơ nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt hạn chế những hoạt động cần nhiều sức lực.

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp sẽ giúp bạn xoa dịu khu vực sưng tấy thế nhưng bạn không nên lạm dụng biện pháp này. Hãy chỉ áp túi chườm lạnh (hoặc vải sạch bọc đá viên) lên cơ bị sưng và đau nhức trong 20 phút.

Uống paracetamol

Bên cạnh các loại thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen, paracetamol cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm đau và căng cơ bắp tay. Tuy vậy, thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, do vậy bạn không nên quá phụ thuộc vào nó mà cần nghỉ ngơi và xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập nhẹ nhàng để nhanh chóng cải thiện tình trạng căng cơ tay hiệu quả. 

Thả lỏng cánh tay

Một trong những cách tốt nhất để giảm đau bắp tay là thả lỏng cánh tay đang đau nhức càng nhiều càng tốt. Khi đang bị căng cơ bạn không nên mang vác các vật nặng hay luyện tập các bài tập tác động nhiều vào phần cơ bắp tay khiến tình trạng đau nhức trở nên nặng nề hơn.

Đến gặp bác sĩ

Bên cạnh những biện pháp được đề cập bên trên, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức nếu cảm thấy tức ngực và khó thở kèm theo đó là cơn đau nhói tại bắp tay, buồn nôn, nôn, đau nửa đầu và đổ nhiều mồ hôi, không thể cử động cánh tay, cường độ đau trở nên nghiêm trọng, suy yếu sức lực ở cánh tay,...

Trên thực tế căng cơ bắp tay hiếm khi gây ra bất kỳ thương tổn lâu dài nào. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và có các phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu về các mẹo giảm căng cơ bắp tay hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn nhanh chóng đẩy lùi tình trạng căng cơ ở bắp tay để có được cuộc sống vui vẻ và mạnh khỏe.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin