Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hút mũi là phương pháp sử dụng dụng cụ hút các dịch nhầy, đờm ra khỏi đường hô hấp của bé, giúp thông thoáng đường thở cho bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn thận khi thực hiện phương pháp này, nắm rõ bé tuổi nào có thể hút mũi, hút mũi sao cho đúng, cũng như cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này.
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp như ngạt mũi, khó thở, ho đờm... do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh còn kém. Khi đó, vệ sinh mũi hay hút mũi là cần thiết giúp lấy dịch đờm, thông thoáng đường hô hấp cho trẻ, giảm thiểu các nguy cơ bệnh lý đường hô hấp tới trẻ. Vậy bé tuổi nào có thể hút mũi? Hút mũi như nào là đúng? Cha mẹ cần lưu ý gì khi hút mũi cho bé?
Do khả năng hô hấp trẻ em tương đối yếu so với người lớn, mà nhu cầu oxy cao hơn nên trẻ dễ bị thiếu oxy, dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công hơn khiến đường hô hấp của bé dễ bị nhiễm khuẩn hơn người lớn.
Khi đó, đường hô hấp của bé tăng tiết đờm nhằm ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn tấn công cơ thể bé. Tuy nhiên khi, lượng đờm tiết quá nhiều sẽ làm cản trở đường lưu thông khí của bé, dẫn đến các tình trạng như khó thở, ho có đờm, suy hô hấp…
Trong tình huống đó, việc hút mũi cho bé là cần thiết, giúp bé loại bỏ dịch đờm ra khỏi hệ thống mũi miệng, thông thoáng đường hô hấp, ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý đường hô hấp như nhiễm khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi…
Bé tuổi nào có thể hút mũi là câu hỏi mà nhiều gia đình đang thắc mắc, đặc biệt là với những người lần đầu làm bố mẹ. Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc ở phần tiếp theo của bài viết này, bạn hãy theo dõi tiếp nhé!
Trẻ nhỏ tuổi thường xuyên gặp các vấn đề về hô hấp khiến bé thường xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, sổ mũi, ngạt mũi do dịch nhầy, đờm kẹt ở khoang mũi, miệng. Trong những trường hợp này, cha mẹ thường không nắm rõ bé tuổi nào có thể hút mũi và hút mũi cho con thế nào là đúng.
Thông thường, ở bé dưới 2 tuổi, bé chưa biết cách tự khạc đờm, xì mũi để loại bỏ chất dịch ra ngoài. Khi đó, bé cần sự hỗ trợ từ người lớn và các dụng cụ chuyên dụng để hút đờm ra ngoài.
Với những bé lớn hơn, khi bé có thể tự thực hiện các thao tác như ho, khạc, xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài, người lớn chỉ cần động viên giúp bé tự thực hiện. Sự can thiệp từ bên ngoài là cần thiết khi bé gặp các vấn đề bệnh lý nặng như hôn mê, liệt…
Nên hút mũi cho bé khi:
Trước tiên, cha mẹ cần nắm rõ bé bao tuổi có thể hút mũi để biết con mình có thực sự cần thực hiện phương pháp này không. Việc hút mũi cho bé phải được thực hiện rất cẩn thận, nên có sự tư vấn từ chuyên gia, tránh sau khi thực hiện bé mắc thêm các bệnh khác.
Trước khi thực hiện hút mũi cho con, cha mẹ cần chú ý:
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Làm ẩm mũi
Cha mẹ sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm sạch khoang mũi cho bé.
Bước 2: Hút dịch mũi
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ để bé nằm hơi nghiêng đầu, bên cạnh đầu bé đặt một khăn sạch, bắt đầu tiến hành hút mũi bé bằng dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng. Cha mẹ sử dụng ống hút chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, bóp ống để đẩy hết khí ra ngoài rồi nhẹ nhàng đưa đầu thon vào mũi bé, thả tay nhẹ nhàng để chất nhầy đi vào trong ống hút.
Lưu ý: Đưa ống nhẹ nhàng, không đưa sâu tránh làm tổn thương niêm mạc mũi bé. Nếu bé giãy giụa, thiếu hợp tác, từ từ dỗ bé để bé hợp tác, không ép bé bằng lực mạnh.
Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ để bé hơi nghiêng đầu, cho đầu hình chóp to vào mũi bé, đầu còn lại cha mẹ ngậm vào mồm. Cha mẹ thực hiện hút mạnh đầu còn lại, lượng dịch ra tùy thuộc vào lượng dịch đọng trong mũi và khả năng hút của cha mẹ. Dụng cụ có thiết kế đặc biệt nên cha mẹ có thể yên tâm dịch đờm của con không đi vào miệng người hút.
Bước 3: Làm sạch dụng cụ
Sau mỗi lần hút dịch, cha mẹ cần làm sạch dụng cụ bằng nước ấm, nước muối hoặc nước sát khuẩn. Cất gọn dụng cụ vào nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát tránh dụng cụ nhiễm khuẩn gây bệnh cho bé trong các lần hút sau. Mỗi lần lấy ra sử dụng cần làm sạch lại lần nữa.
Do trẻ có niêm mạc mũi mỏng, dễ tổn thương, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn, dễ nhiễm khuẩn nên cha mẹ cần chú ý khi muốn thực hiện hút mũi cho con:
Do thời tiết thay đổi thất thường, các bệnh lý hô hấp ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em như nghẹt mũi, sổ mũi, ứ đờm trong cổ họng. Cha mẹ lo lắng cho tình trạng của con và tìm cách xử lý vấn đề sức khỏe của con, hút mũi là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng.
Tuy nhiên, cha mẹ trước khi thực hiện cần nắm rõ các kiến thức như bé tuổi nào có thể hút mũi, hút mũi như nào cho đúng và những lưu ý khi hút mũi. Hiểu biết rõ các vấn đề giúp phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý nhiễm khuẩn cho bé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.