Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ

Bệnh hen suyễn thường được phát hiện bởi nhiều triệu chứng khác nhau và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu thường thấy ở hen suyễn là các triệu chứng về đường hô hấp. Song nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn liệu hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh hen suyễn ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến và thậm chí đang gia tăng đáng lo ngại. Bệnh hen suyễn ở trẻ em là một bệnh lý mạn tính cần được điều trị sớm, nếu không sẽ để lại những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về “Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?” và các phương pháp chữa trị hiệu quả nhé.

Hen suyễn ở trẻ em là gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không thì ta hãy tìm hiểu rõ hơn về bệnh. 

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính thường gặp, gây viêm nhiễm đường thở dai dẳng ở trẻ em do tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, gây nên ho và khó thở. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các độ tuổi khác.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 1
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây ra. Các chuyên gia đã chia các nguyên nhân cụ thể của bệnh hen suyễn dị ứng và không dị ứng thành hai loại:

Hen phế quản dị ứng

Hen phế quản dị ứng không do vi khuẩn:

  • Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc lá và hóa chất, hay thay đổi môi trường và các yếu tố khác có thể gây ra các cơn hen phế quản kéo dài ở trẻ em.
  • Thành phần thuốc gây dị ứng như aspirin hoặc một số chất hóa học có trong thực phẩm.

Hen phế quản dị ứng do vi khuẩn:

Bởi vì môi trường xung quanh trẻ cũng như các thói quen sinh hoạt hằng ngày không ổn định làm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào đường thở phế quản gây ra cơn hen ở trẻ. Điều này về lâu dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé, do đó phụ huynh cần hết sức quan tâm và lưu ý đến những thứ xung quanh trẻ để tránh những trường hợp chuyển biến xấu đi.

Hen phế quản không dị ứng

Cụ thể:

  • Một phần do sự di truyền từ người thân (có thể là anh chị em ruột hoặc ba mẹ).
  • Do thời tiết, đặc biệt là khi trời bắt đầu chuyển lạnh.
  • Do những tác động về mặt tâm lý mà trẻ sẽ có cảm xúc không được ổn định, từ đấy sẽ dẫn tới những cơn hen suyễn ở trẻ.
  • Trẻ phải vận động mạnh trong thời gian dài.

Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ

Không phải mọi đứa trẻ đều có các triệu chứng hen suyễn giống nhau. Một đứa trẻ có thể gặp các triệu chứng khác nhau từ đợt này sang đợt khác. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn ở trẻ em:

  • Trẻ ho thường xuyên, nhất là về đêm: Ho là phản ứng của cơ thể nhằm hỗ trợ tống xuất các chất tiết hoặc dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa… ra ngoài. Bên cạnh đó, ho cũng là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh hô hấp khác nhau, nhưng nếu trẻ ho về đêm nhiều thì cha mẹ cần lưu ý và cho con đi khám.
  • Thở khò khè: Xảy ra khi đường thở bị co thắt do phế quản mở rộng, dẫn đến âm thanh khò khè.
  • Khó thở, thở rất nhanh và gấp: Trẻ khó thở do đường thở bị co thắt, hiện tượng thở nhanh và khó thở sẽ nhiều hơn khi trẻ hoạt động nhiều như chạy nhảy, vận động mạnh…
  • Mặt tái nhợt, vã mồ hôi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy, trẻ sẽ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi và vã mồ hôi.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 2
Ho thường xuyên là một trong những triệu chứng ở trẻ bị bệnh hen suyễn

Những triệu chứng sẽ có sự thay đổi khác nhau ở mỗi trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có một số hoặc tất cả các dấu hiệu. Các triệu chứng có thể trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn khi thời gian trôi qua. Chính vì đó mà nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng rằng hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không.

Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sau khi hiểu rõ các dấu hiệu bị hen suyễn ở trẻ, hãy cùng tìm câu trả lời cho thắc mắc rằng hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không của nhiều bậc phụ huynh. 

Trên thực tế, trẻ em có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi người lớn. Nước ta có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất ở châu Á ở trẻ em từ 12 đến 13 tuổi và có xu hướng gia tăng. Bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm giảm chức năng phổi: Đây là một biến chứng thường gặp và làm ảnh hưởng đến hơn một phần ba số trẻ em nhập viện vì bệnh hen suyễn. Chứng xẹp phổi được cải thiện khi bệnh hen suyễn được kiểm soát hoàn toàn và kịp thời.
  • Giãn phế nang đa thùy: Độ đàn hồi phế nang của bệnh nhân hen suyễn giảm dần theo thời gian, dẫn đến giảm thể tích khí bị tống ra ngoài và tăng lượng khí ở lại.
  • Màng phổi bị tràn dịch: Hen phế quản làm cho các phế nang phì đại. Do không có đủ mạch máu để cung cấp cho các vùng phế nang bị giãn nên áp suất trong phế nang tăng lên. Khi lao động nặng hoặc ho nhiều, các phế nang có thể bị vỡ gây tràn dịch màng phổi và tràn khí trung thất.
  • Suy hô hấp: Suy hô hấp thường xuyên ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn ác tính hoặc hen suyễn cấp tính nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần thở máy do khó thở mãn tính, tím tái và ngừng thở từng đợt. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng với tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 3
Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không luôn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bên cạnh những lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ, các bậc ba mẹ cũng rất quan tâm vấn đề về cách điều trị hen suyễn cho trẻ. Tuy nhiên, khá khó để điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Hiệu quả điều trị còn được quyết định bởi khả năng và mức độ đề kháng của từng bệnh nhân. Tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

Có những hướng sau để điều trị cho trẻ bị bệnh hen suyễn:

Điều trị các triệu chứng

Sau khi chẩn đoán được đưa ra, cha mẹ và người thân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa liên tục. Nếu một đứa trẻ khó thở trong cơn hen suyễn, điều tốt nhất cần làm là cho trẻ uống một số loại thuốc để làm dịu các triệu chứng và cho trẻ ngưng những hoạt động thể chất nặng vì có thể làm trẻ kiệt sức hơn nữa. Nếu thuốc không đỡ, trẻ cần được đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 4
Việc điều trị hen suyễn kịp thời cho trẻ là rất quan trọng

Hạn chế tối đa khả năng lên cơn hen suyễn

Trẻ em mắc bệnh hen suyễn thường có những yêu cầu đặc biệt về những vật dụng trong nhà và thay đổi thói quen của bé. Lông thú cưng, phấn hoa, thuốc trừ sâu, nước hoa và khói thuốc lá chỉ là một trong số các chất gây dị ứng nên tránh xa trẻ nhỏ. Bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin.

Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hen suyễn có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng và giảm khả năng bệnh có thể bùng phát trở lại. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu cách sử dụng thuốc hen suyễn đúng cách.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng siro PQA Hen Suyễn - một loại thực phẩm chức năng giúp thông thoáng đường thở dành cho người bị bệnh hen suyễn. Với sự kết hợp giữa các loại thảo dược tự nhiên, sản phẩm sẽ giúp phòng ngừa chứng viêm phổi của người bệnh. Tuy nhiên, việc dùng sản phẩm nên được chỉ định, theo dõi bởi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả 5
Siro PQA Hen Suyễn giúp thông thoáng đường thở cho người hen suyễn

Mong rằng thông qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không cũng như những lưu ý ở bệnh. Đừng quên đón chờ những bài viết mới đa dạng của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin