Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh Megacolon là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 26/03/2024
Kích thước chữ

Bệnh phình đại tràng là một trong nhiều vấn đề sức khỏe thường xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Mặc dù không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày. Phẫu thuật nội soi để điều trị Megacolon là một phương pháp được đánh giá cao, giúp giải quyết tất cả các trường hợp của việc đoạn vô hạch nằm cao hoặc các trường hợp không thể giải quyết bằng phương pháp thông thường thông qua hậu môn.

Không chỉ xuất hiện ở trẻ em, việc đại tràng bị phình to hoàn toàn cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bệnh cần được tiến hành điều trị sớm để giúp cải thiện dinh dưỡng và đời sống của người bệnh

Tổng quan về bệnh Megacolon

Megacolon, hay còn được gọi là phình đại tràng, mô tả sự giãn nở bất thường của đại tràng. Sự giãn nở này thường đi kèm với tê liệt các chuyển động nhu động của ruột, và trong các trường hợp nghiêm trọng, phân có thể tạo thành các khối cứng trong ruột và cần phải được loại bỏ thông qua phẫu thuật.

Điều trị Megacolon bằng phương pháp phẫu thuật nội soi
Megacolon mô tả tình trạng phình đại tràng đi kèm với tê liệt các chuyển động nhu động của ruột

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột thấp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường do tình trạng bẩm sinh của hạch thần kinh trong đại tràng, được gọi là phình đại tràng vô hạch bẩm sinh (Bệnh Hirschsprung). Bệnh có thể xuất hiện trong cùng một gia đình hoặc có thể có mối liên hệ với các đột biến gen. 

Trạng thái này xảy ra khi các tế bào thần kinh trong đại tràng không phát triển đầy đủ, làm cho các dây thần kinh trong đại tràng không thể kiểm soát cơ bắp để đẩy phân đi qua ruột. Kết quả là phân vẫn còn lại trong đại tràng, gây ra các triệu chứng như: Táo bón kéo dài, sưng bụng, đau bụng, và nguy cơ nhiễm trùng ruột. Trẻ em mắc bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ruột nghiêm trọng, gọi là viêm ruột, có thể đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời của trẻ. Dấu hiệu bao gồm tình trạng: Không có phân su trong khoảng thời gian dài, sưng bụng, đau bụng, nôn ra dịch xanh, táo bón kéo dài và sự kém ăn hoặc giảm cân.

Triệu chứng của bệnh phình đại tràng ở người lớn và trẻ em

Ở người lớn

  • Đau bụng: Phình đại tràng, dù là bẩm sinh hay phát triển sau này, thường gây ra đau bụng đều đặn theo từng cơn. Khi kiểm tra bằng cách sờ vào bụng, người bệnh thường cảm nhận được khối phân cứng.
  • Số lần đại tiện giảm: Khi mắc phình đại tràng, người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng táo bón kéo dài. Do đó, số lần đi đại tiện sẽ giảm dần, có thể chỉ còn 4-5 lần mỗi tuần, người bệnh mới có thể đi đại tiện một lần.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: Trong giai đoạn nặng của phình đại tràng, lượng phân tích tụ trong đại tràng sẽ tăng, khiến người bệnh luôn cảm thấy bụng đầy, căng trước mỗi bữa ăn, gây ra cảm giác không muốn ăn uống. Do đó, người bệnh thường trở nên chán ăn và không muốn ăn.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Phình đại tràng gây ra đau bụng và khó chịu, làm cho người bệnh thường trở nên nóng giận, căng thẳng và tâm trạng không ổn định. Bên cạnh đó, do cơ thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, đau đầu.
Điều trị Megacolon bằng phương pháp phẫu thuật nội soi 1
Phình đại tràng ở người lớn thường đi kèm tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng

Ở trẻ em

Trẻ sơ sinh

  • Chướng bụng và khó đi phân: Trẻ thường gặp phải tình trạng chướng bụng và không đi phân su sau khi sinh được 24 giờ. Điều này có thể làm giảm lượng bú của trẻ và dẫn đến tình trạng nôn trớ.
  • Tiêu chảy, táo bón và xì hơi: Trẻ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Tiêu chảy, táo bón hoặc xì hơi. Điều này làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái và thường quấy khóc.
  • Đi ngoài ít và đột ngột: Do lượng phân ít, nên trẻ thường ít đi ngoài. Tuy nhiên, khi đi ngoài, có thể xảy ra đột ngột và không dễ dàng dự đoán được.
  • Tình trạng còi cọc và suy dinh dưỡng: Những vấn đề tiêu hóa này có thể làm cho trẻ cảm thấy yếu đuối, suy dinh dưỡng, tăng cân chậm và thậm chí bị vàng da.

Trẻ đã lớn

  • Trẻ gặp phải tình trạng táo bón kéo dài và thường không thể tự đi tiêu một cách tự nhiên mà cần sự can thiệp bằng cách kích thích hoặc tháo thụt.
  • Trẻ thường có lượng ăn ít, cảm thấy không ngon miệng và gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và khó tăng cân.
  • Trẻ thường gặp tình trạng nôn mửa, bụng chướng và cảm giác căng tức.
Điều trị Megacolon bằng phương pháp phẫu thuật nội soi 2
Phương pháp phẫu thuật Soave nội soi được đánh giá cao trong điều trị Megacolon

Phẫu thuật Soave nội soi điều trị Megacolon

Phương pháp phẫu thuật Soave nội soi được xem là phương pháp kinh điển trong điều trị bệnh Megacolon. Phương pháp này liên quan đến việc cắt bỏ niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của trực tràng, sau đó kéo ruột hạch qua vòng cơ không có hạnh của trực tràng. Ban đầu, quá trình không liên quan đến việc kết nối hai mạch, mà dựa vào việc tạo ra mô sẹo giữa đoạn ruột kéo qua và phần trực tràng không có hạch xung quanh. Cụ thể, quá trình phẫu thuật Soave như sau:

Chuẩn bị

Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh đại tràng, bao gồm: Rửa sạch, sử dụng kháng sinh phòng ngừa, và các biện pháp chuẩn bị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Bệnh nhân mắc bệnh Megacolon được gây mê nội khí quản và gây tê xương. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ để xác định vị trí của đoạn vô hạch, có thể thực hiện sinh thiết lạnh nếu cần. Quá trình bắt đầu từ mạc treo đại tràng xích ma, và mạch máu của mạc treo đại tràng được tách ra. Khi loại bỏ đoạn vô hạch, cần phải kiểm tra kỹ để tránh xoắn vặn. Ở phía hậu môn, trực tràng được tách ra và đặt sát vào ruột. Mặt sau của trực tràng được tách ra và sát vào thành ruột, khoảng 1-2 cm dưới nếp phúc mạc.

Một số rủi ro có thể gặp sau phẫu thuật nội soi điều trị Megacolon bao gồm: Chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật, viêm ruột, viêm phúc mạc nghiêm trọng, hoặc hẹp ruột.

Điều trị Megacolon bằng phương pháp phẫu thuật nội soi 3
Phẫu thuật Soave nội soi điều trị Megacolon cần thực hiện gây mê nội khí quản và gây tê xương

Phục hồi sau phẫu thuật

Bệnh nhân cần phải ở lại viện trong vài ngày sau phẫu thuật để được quản lý cơn đau và truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi có thể ăn uống bình thường. Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể, nhưng việc uống đủ nước trong quá trình phục hồi là rất quan trọng.

Biến chứng sau phẫu thuật điều trị Megacolon

Sau khi phẫu thuật điều trị Megacolon, một số biến chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Rò miệng nối: Đây là hiện tượng một phần của ruột sau phẫu thuật không được kết hợp chặt chẽ, tạo ra áp lực ở hố ngồi trực tràng hoặc xung quanh nó. Để khắc phục, cần thực hiện rạch tháo mủ theo đường trực tràng, nhưng hậu quả có thể là xơ hẹp miệng nối sau này.
  • Rối loạn tiết niệu: Đây là biến chứng chủ yếu do tổn thương thần kinh bàng quang do quá trình phẫu thuật bóc tách thái quá.
  • Sót đoạn vô hạch: Điều này có thể xảy ra ở phần đại tràng trên do không được đánh giá đúng trong quá trình mổ hoặc ở phần dưới do chừa lại mỏm trực tràng quá dài. Biểu hiện của biến chứng này thường là táo bón kéo dài sau mổ, và cần xử trí phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
  • Hẹp miệng nối: Thường là kết quả của bục hoặc rò sau mổ không được nong hậu môn đều đặn, hoặc việc cắt vòng xơ hẹp hoặc phẫu thuật tái tạo miệng nối.
Điều trị Megacolon bằng phương pháp phẫu thuật nội soi 4
Rối loạn tiết niệu là một biến chứng sau phẫu thuật điều trị Megacolon cần phải chú ý

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh Megacolon, đặc biệt ở trẻ em, việc thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín là việc làm cần thiết để tránh các biến chứng xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh Megacolon, với phương pháp phẫu thuật Soave, kết quả chữa khỏi bệnh có tỷ lệ khá cao và bệnh nhân hoàn toàn có thể trở về với cuộc sống bình thường.

Xem thêm: Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh phình đại tràng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin