Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nấm đen: Nguy cơ ở những người có hệ miễn dịch suy giảm

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ

Bệnh nấm đen là bệnh nhiễm trùng nấm rất nghiêm trọng. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giúp bệnh nhân tránh những biết chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy bệnh nấm đen là gì? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh nấm đen hay còn gọi là Mucormycosis là bệnh nấm da, ít khi gặp phải nhưng rất nguy hiểm thường gây ảnh hưởng đến xoang, phổi, não và da. Đặc biệt là nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu rất dễ mắc phải. Tìm hiểu các thông tin về bệnh nấm đen cũng như các dự phòng bệnh sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.

Bệnh nấm đen là gì?

Bệnh nấm đen là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng được gây ra bởi nấm có tên gọi là Mucormycetes. Bệnh này thường ảnh hưởng rất lớn đến những người có vấn đề về sức khỏe đặc biệt người bị suy giảm miễn dịch.

Nấm lây lan và xâm nhập vào cơ thể người thông qua 2 đường chính:

  • Hít phải các bào tử nấm trong không khí;
  • Xâm nhập qua da từ các vết thương: Vết xước, vết cào, vết bỏng,…

Các bào tử nấm sẽ lơ lửng trong không khí, những bào tử này khi gặp các môi trường thích hợp: Môi trường ẩm ướt, các chất hữu cơ thối rữa, lá gây hoặc gỗ mục nát,… sẽ sinh sôi và phát triển. Loài nấm này thường phát triển vào mùa hè và mùa thu.

Nhận biết bệnh nấm đen và cách chữa trị phù hợp
Nấm đen gây bệnh

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen

Các bào tử nấm này có khắp nơi trong không khí nên hầu hết hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với các bào tử nấm, vì vậy rất khó để chúng ta không tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc bệnh do loài nấm này gây ra, loài nấm này hầu hết không gây bệnh cho mọi người nhưng với những người có hệ miễn dịch suy yếu, khi hít phải các bào tử nấm có thể gây nhiễm trùng và lây lan ra các cơ quan khác của cơ thể.

Việc sử dụng thuốc steroid bừa bãi như hiện nay phần nào liên quan đến nhiễm trùng do nấm đen gây ra hoặc mắc phải các loại nấm khác.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen:

  • Người từng mắc Covid-19: Phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe giảm sút sau khi mắc Covid-19 cần một thời gian dài để phục hồi lại sức khỏe, nên rất dễ mắc bệnh nấm đen.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường type 2: Đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và gặp vấn đề sức khỏe nặng nề hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như khả năng phục hồi vết thương rất chậm.
  • Người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, sử dụng corticosteroid thời gian dài: Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do điều trị ung thư hoặc sử dụng corticosteroid, tăng nguy cơ mắc bệnh và khó khăn trong việc đối phó với các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Người nhiễm HIV: Nhiễm HIV hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, hàng loạt các bệnh cơ hội và các vấn đề sức khỏe khác mà cơ thể không có hàng rào miễn dịch bảo vệ.
  • Người bị chấn thương: Người bị chấn thương da do phẫu thuật, có vết bỏng, vết thương trên da có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và phát triển, gây nhiễm trùng.
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng: Trẻ em trong nhóm này thường có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, vì vậy dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và gặp vấn đề sức khỏe khác.
Nhận biết bệnh nấm đen và cách chữa trị phù hợp
Người có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen

Bệnh nấm đen gây bệnh ra sao?

Khi nhiễm phải nấm đen ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, chúng có thể lây lan giữa các cơ quan trong cơ thể. Các biểu hiện thường thấy khi một người nhiễm nấm đen: Vùng mũi bị đổi màu hoặc thâm đen, tức ngực, khó thở, ho. Các triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng nhiễm trùng tùy tùy thuộc vào nơi nấm đen phát triển:

Nhiễm trùng xoang và não

Những bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát là nhóm nguy cơ cao nhiễm nấm đen nhất. Các dấu hiệu thường thấy ở những bệnh nhân này là: Sốt, đau đầu, nghẹt mũi hoặc xoang, mặt bị sưng một bên, có vết tổn thương màu đen ở gần phần mũi hoặc trong miệng.

Viêm phổi

Nấm đen gây ra viêm phổi với các dấu hiệu như khó thở, thở gấp, tức ngực, sốt cao trên 38 độ C, nặng có thể ho ra máu.

Nhiễm trùng da, niêm mạc

Là tình trạng thường gặp nhất ở những người không bị suy giảm miễn dịch khi mắc phải nấm đen với các dấu hiệu thường thấy: Đau mặt, loét da hoặc nhiễm trùng da ở các vị trí mũi, gò má, mắt hay sau trán. Vùng da bị nhiễm thường sưng và chuyển sang màu đen.

Nhận biết bệnh nấm đen và cách chữa trị phù hợp
Hậu quả khi mắc bệnh nấm đen

Nhiễm trùng tiêu hóa

Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt các trẻ sinh non thiếu tháng và nhẹ cân với các dấu hiệu: Nôn ói, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Nhiễm trùng nấm đen lan tỏa

Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân đã mắc cá bệnh mãn tính hoặc các bệnh khác trước đó. Trường hợp này rất khó phân biệt với các bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải các bệnh trước đó. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng đến não đến hệ thần kinh trung ương gây hôn mê hoặc các tình trạng tâm thần khác với các biểu hiện: Sưng mí mắt, tê liệt cơ mí mắt,...

Cách phòng bệnh nấm đen

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm đen, đặc biệt là đối với những người có hệ thống miễn dịch suy giảm, có một số biện pháp phòng tránh quan trọng. Trong việc duy trì sức khỏe cá nhân, việc giữ gìn vệ sinh là yếu tố chủ chốt. 

  • Rửa tay thường xuyên và duy trì sự sạch sẽ của da thông qua việc tắm rửa hàng ngày là cách hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm nấm. 
  • Đeo khẩu trang trong môi trường đầy khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực xây dựng, giảm khả năng tiếp xúc với bào tử nấm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất bằng cách mang găng tay và ủng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến đất cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.
  • Đối với những vùng da có vết thương, việc giữ cho chúng luôn sạch sẽ và khô ráo, cùng việc sử dụng dung dịch sát khuẩn, sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Nhận biết bệnh nấm đen và cách chữa trị phù hợp
Các biện pháp phòng tránh bệnh nấm đen

Bệnh nấm đen là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh nấm đen. Điều quan trọng nhất là việc ngăn chặn sự lan truyền của nấm đen. Đây là những biện pháp cụ thể và hiệu quả để bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ nhiễm nấm đen.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin