Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân suy thận độ 1 sống được bao lâu?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Khi mắc phải suy thận độ 1, một câu hỏi thường xuất hiện gây lo lắng cho người nhà và bệnh nhân là: "Bệnh nhân suy thận độ 1 sống được bao lâu?". Hiện nay, những tiến bộ trong lĩnh vực y học có thể mang lại nhiều hy vọng cho những người đang đối mặt với căn bệnh này.

Bệnh suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của suy thận mạn, thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, khi phát hiện bản thân mắc suy thận độ 1 nhiều bệnh nhân lo sợ về tiên lượng bệnh của mình. Việc điều trị đúng phương pháp và tuân thủ chế độ ăn uống, lối sống khoa học có thể làm chậm tiến triển của bệnh, giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Bệnh nhân suy thận độ 1 sống được bao lâu? Trong bối cảnh tiến bộ của y học, những biện pháp chữa trị và kiểm soát suy thận đang không ngừng được nghiên cứu và phát triển, mở ra hy vọng cho việc kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Triệu chứng cảnh báo bệnh nhân suy thận độ 1

Suy thận độ 1 còn được gọi là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn. Trong giai đoạn này, tốc độ lọc cầu thận (eGFR) duy trì ở mức bình thường, dao động khoảng 90 ml/phút hoặc cao hơn. Mặc dù có thể tình trạng thận vẫn hoạt động tương đối tốt ngay cả khi gặp những tổn thương nhẹ, thường người bệnh không nhận ra mình đang mắc suy thận. Đa số trường hợp được phát hiện thông qua việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh khác như tiểu đường hoặc cao huyết áp, hai yếu tố chính gây ra suy thận.

benh-nhan-suy-than-do-1-song-duoc-bao-lau.jpg
Bệnh nhân suy thận độ 1 được phát hiện thông qua việc xét nghiệm kiểm tra

Mặc dù các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu có thể không rõ ràng, nhưng với sự quan sát cơ thể người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu như tăng tần suất tiểu tiện, mất cân đối cơ thể, cảm giác chán ăn, mệt mỏi, thở dốc, tình trạng thiếu máu nhẹ, đau nhức vùng lưng. Để chẩn đoán suy thận độ 1, người bệnh cần phải thực hiện một loạt xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá tốc độ lọc cầu thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự xuất hiện của protein và máu trong nước tiểu.
  • Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI hoặc thậm chí sinh thiết thận (nếu cần) để đánh giá mức độ tổn thương của thận.

Bệnh nhân suy thận độ 1 sống được bao lâu?

Mặc dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn cho suy thận độ 1, nhưng việc phát hiện sớm và thực hiện phương pháp điều trị đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, có thể đem lại khả năng hồi phục cao.

Giai đoạn suy thận độ 1 đòi hỏi sự can thiệp toàn diện, trong đó một số phương pháp điều trị quan trọng bao gồm:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, giảm cholesterol, cải thiện tình trạng thiếu máu, lợi tiểu... Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát các chỉ số cơ bản và ổn định tình trạng suy thận.

benh-nhan-suy-than-do-1-song-duoc-bao-lau-1.jpg
Bệnh nhân suy thận độ 1 sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Điều chỉnh lối sống hàng ngày: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn rất quan trọng, bao gồm việc bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, chất béo và đạm trong khẩu phần ăn. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ 35 - 45 kcal/ngày. Đồng thời, việc duy trì hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và ngừng hút thuốc sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

Kiểm soát huyết áp ổn định: Giữ cho huyết áp bệnh nhân ở mức ổn định. Theo hướng dẫn, mục tiêu huyết áp là 125/75 mmHg cho người bệnh suy thận độ 1 mắc bệnh tiểu đường, 130/85 mmHg cho người không mắc bệnh tiểu đường và không có protein niệu và 125/75 mmHg cho người không mắc bệnh tiểu đường và có protein niệu.

Với sự hỗ trợ của phương pháp điều trị kết hợp với chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, người bệnh suy thận độ 1 có thể tạo cơ hội cho sự hồi phục và kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình.

Chế độ dinh dưỡng khuyến cáo cho người bị suy thận độ 1

Giai đoạn suy thận độ 1 đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày, để hỗ trợ kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản người bệnh có thể tuân thủ:

Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ tươi: Đảm bảo cung cấp đủ lượng chất xơ và dưỡng chất từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ tươi. Đây là nguồn cung cấp quan trọng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng.

Uống đủ nước: Duy trì lượng nước hàng ngày từ 2 - 3 lít giúp thận hoạt động tốt, đồng thời cung cấp nước cho quá trình đào thải chất độc khỏi thận.

Kiểm soát lượng đường trong máu: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa đường cao để kiểm soát mức đường trong máu.

Giảm chất béo và thịt đỏ: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và thịt đỏ, thay vào đó nên chọn các nguồn thịt ít mỡ và các nguồn protein khác như cá, gà, đậu hủ...

Giảm muối: Tránh tiêu thụ quá mức muối, vì điều này có thể gây tăng áp lực cho thận và gây tác động xấu đến tình trạng suy thận.

benh-nhan-suy-than-do-1-song-duoc-bao-lau-2.jpg
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bệnh nhân suy thận độ 1 sớm hồi phục

Hạn chế đồ uống có cồn: Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia hay các chất kích thích khác, vì chúng có thể tác động tiêu cực đến thận.

Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên thực hiện các hoạt động như đi bộ, yoga, đạp xe... giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và đúng giờ cũng đóng góp vào việc duy trì sức khỏe và ổn định tình trạng suy thận.

Việc tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống khoa học trong giai đoạn này không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng suy thận, mà còn mang lại sự cân bằng và tốt cho sức khỏe tổng thể. Hi vọng các thông tin về suy thận độ 1 sống được bao lâu sẽ giúp giải đáp thắc mắc cho bạn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.