Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến rất nhiều các biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hủ tiếu là món ăn khá quen thuộc đối với người dân Việt song không phải ai cũng có thể giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không. Trước khi giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của hủ tiếu bạn nhé.
Để làm rõ vấn đề bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không, bạn cần nắm được chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của hủ tiếu.
Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn còn tải lượng đường huyết (GL) của thực phẩm là chỉ số cho biết đường huyết sẽ tăng ít hay nhiều sau khi ăn thực phẩm có chứa một lượng chất bột đường nhất định.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng:
Vậy với chỉ số đường huyết thấp cùng tải lượng đường huyết trung bình thì người mắc bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?
Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được hủ tiếu bởi chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này thuộc mức thấp, tức việc ăn hủ tiếu sẽ không làm cho đường huyết tăng đột ngột sau bữa ăn. Tuy nhiên, với tải lượng đường huyết thuộc mức trung bình thì người bệnh cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng tiêu thụ sợi hủ tiếu trong khẩu phần ăn của mình bởi việc ăn quá nhiều hủ tiếu sẽ khiến cho đường huyết tăng cao và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị bệnh của người bệnh tiểu đường.
Như đã trình bày phía trên, ăn quá nhiều hủ tiếu sẽ khiến đường huyết tăng cao và điều này là không tốt cho người bệnh mắc đái tháo đường. Vậy người bệnh mắc đái tháo đường có thể ăn bao nhiêu hủ tiếu?
Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh đái tháo đường nên giới hạn khối lượng sợi hủ tiếu tiêu thụ sao cho tải lượng đường huyết của tổng khẩu phần ăn dưới 20 tức GL < 20. Theo đó, nếu như sử dụng hủ tiếu như một nguồn cung cấp carbohydrate duy nhất trong bữa ăn, người bệnh cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ sợi hủ tiếu dưới 160g/lần ăn để hạn chế nguy cơ khiến đường huyết tăng cao đột ngột.
Trên thực tế, đa số mọi người thường có xu hướng kết hợp sợi hủ tiếu cùng với những thực phẩm giàu carbohydrate khác. Lúc này, để tránh ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn, người bệnh cần cân nhắc cắt giảm khối lượng sợi hủ tiếu. Để biết chính xác khối lượng tiêu thụ hủ tiếu an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người bệnh đái tháo thường ăn hủ tiếu được không? Câu trả lời là có song cần ăn với một lượng vừa phải. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh tiểu đường cần nắm được để việc tiêu thụ hủ tiếu không gây ảnh hưởng đến mức đường huyết sau ăn:
Trên thị trường có không ít các sản phẩm sợi hủ tiếu được làm từ các nguyên liệu giàu chất xơ có chỉ số GI thấp, chẳng hạn như rau củ, gạo lứt, bột chùm ngây… So với sợi hủ tiếu được làm từ gạo tẻ thông thường thì hủ tiếu được làm từ các nguyên liệu này được đánh giá là an toàn đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường hơn.
Theo đó, người bệnh cần ưu tiên tiêu thụ hủ tiếu rau củ, hủ tiếu chùm ngây, hủ tiếu gạo lứt… thay cho hủ tiếu trắng. Việc sử dụng các loại hủ tiếu này không chỉ giúp bổ sung chất xơ mà còn hạn chế bớt lượng carbohydrate dung nạp vào cơ thể từ đó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt mức đường huyết sau ăn.
Dung nạp nhiều gia vị, đặc biệt là muối và đường, sử dụng nhiều dầu mỡ là tác nhân thúc đẩy khởi phát các biến chứng về tim mạch, huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Chính vì thế, người bệnh đái tháo đường cần hạn chế sử dụng gia vị nêm nếm cũng như dầu mỡ. Thay vào đó, người bệnh nên chế biến sợi hủ tiếu một cách tối giản nhất, sử dụng nước tương thanh dịu, đường ăn kiêng hoặc hạt nêm giảm muối…
Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên ăn hủ tiếu cùng với các thực phẩm giàu protein như các loại cá, thịt gia cầm bỏ da, hải sản, đậu hũ… Điều này sẽ giúp tạo cảm giác no lâu đồng thời giúp người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát tốt mức đường huyết sau bữa ăn hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên ăn hủ tiếu cùng với các loại thực phẩm giàu chất xơ như giá đỗ, tần ô, xà lách… Việc làm này sẽ giúp hạn chế khả năng hấp thu đường vào máu đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, nhất là thời điểm trước và sau khi ăn hủ tiếu. Việc làm này sẽ giúp người bệnh đánh giá được ảnh hưởng của hủ tiếu với mức đường huyết. Đây chính là cơ sở để người bệnh trao đổi với bác sĩ về việc cân nhắc điều chỉnh khối lượng hủ tiếu tiêu thụ sao cho an toàn và phù hợp.
Nhai kỹ có thể giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm rãi, ngăn tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thói quen nhai kỹ khi ăn thường thấp hơn người bệnh bị giảm khả năng ăn nhai. Do đó, người bệnh đái tháo đường khi ăn hủ tiếu nên nhai kỹ.
Sau khi tiêu thụ hủ tiếu, người bệnh tiểu đường nên vận động nhẹ nhàng, có thể là đi bộ hoặc tập một vài động tác khởi động tại chỗ nhằm hỗ trợ cơ thể thúc đẩy nhu cầu sử dụng glucose từ đó hạn chế nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số lưu ý khi ăn hủ tiếu dành cho người bệnh đái tháo đường. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về chủ đề hôm nay, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Nhà thuốc Long Châu có thể giúp bạn giải đáp bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.