Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Bệnh van tim có mấy loại?" là câu hỏi phổ biến nhất của nhiều người khi chủ động tìm hiểu để tránh phát hiện bệnh quá muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, việc xác định bệnh sớm ở giai đoạn đầu còn giúp giảm bớt chi phí điều trị.
Ai cũng biết trái tim có vai trò bơm và truyền máu đến các cơ quan khác trong cơ thể để duy trì sự sống thông qua hoạt động các van tim. Lúc này van tim sẽ có nhiệm vụ bơm máu đến khắp cơ thể, theo nghiên cứu sẽ bơm được hơn 300 lít máu mỗi giờ. Vì lẽ đó mà nếu có bất kỳ vấn đề nhỏ nào xảy ra với van tim cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta. Mọi người cần phải tìm hiểu các bệnh liên quan đến tim phổ biến nhất như bệnh van tim là gì, van tim có bao nhiêu loại,… để chủ động can thiệp trước khi quá muộn.
Van tim được tạo ra từ các mô liên kết bao quanh, không có mạch máu, một đầu được cố định bằng các dây chằng ở bên trong tâm thất, một đầu dính vào ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim.
Cấu trúc tim sẽ có 4 ngăn, bao gồm: Hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở giữa, van tim nằm giữa các ngăn tim đảm nhiệm vai trò dẫn máu để máu được truyền theo một chiều cố định. Trong đó sẽ có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá, cụ thể:
Đối với con người, van tim có vai trò vận chuyển máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất lưu thông theo một chiều đến các cơ quan khác để nuôi cơ thể. Mỗi nhịp co bóp của tim, các van tim sẽ thực hiện đóng mở để kiểm soát dòng chảy của máu tránh sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và cơ tim. Các hoạt động của van tim có thể kể đến cụ thể như:
Bệnh van tim có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh (bẩm sinh) hoặc xảy ra ở người trường thành do nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh tim mạch khác.
Theo bình thường các van tim (van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ) có vai trò duy trì lượng máu một chiều qua tim và đảm bảo máu không chảy theo chiều ngược lại.
Mỗi van tim có các lá van đóng mở trong mỗi nhịp tim, nếu một hoặc nhiều lá van không đóng mở thì máu không thể chảy qua cơ thể, dẫn đến bệnh van tim.
Sau khi tìm hiểu khái niệm của bệnh van tim thì chúng ta sẽ tìm hiểu đến việc phân loại các bệnh về van tim, vậy bệnh van tim có mấy loại thường gặp?
Hiện nay các trường hợp bệnh van tim thường rơi vào ba dạng bệnh phổ biến nhất, cụ thể:
Hẹp van tim thường xảy ra do van tim không mở rộng do các lá van dính vào nhau hoặc cứng. Hơn nữa khe hở bị hẹp là nguyên nhân gây ra khó thở do tim khó bơm máu, lâu ngày dẫn đến suy tim. Cả 4 van tim đều có nguy cơ bị hẹp van với các bệnh như: Hẹp van 3 lá, hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ.
Hở van tim hay còn gọi là trào ngược van tim xảy ra khi van không đóng chặt làm máu bị rò rỉ chạy ngược lại qua van, lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn để bù cho van bị rò rỉ và lượng máu nuôi cơ thể cũng ít hơn. Tương tự với bệnh hẹp van tim thì hở van tim cũng xảy ra với 4 van với các tên gọi như hở van 2 lá 2/4, hở van tim 2 lá 1/4, hở van động mạch phổi hoặc hở van động mạch chủ.
Bệnh hẹp hở van phối hợp giống với bệnh hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ,… do kết hợp giữa tổn thương hẹp và hở van.
Khi van tim bị tổn thương thì tim phải hoạt động nhiều để bù đắp lượng máu nuôi sống cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, cơ tim có thể dày lên hoặc giãn ra làm tim to ra, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy tim và loạn nhịp tim.
Bệnh van tim là căn bệnh phổ biến hiện nay, có thể chữa trị dứt điểm nhờ vào phát hiện sớm và sử dụng các phương pháp tiên tiến. Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc xoay quanh vấn đề bệnh van tim có mấy loại phổ biến hiện nay, để mọi người chủ động can thiệp sớm và chữa trị dứt điểm nhờ các phương pháp tiên tiến. Qua đó xác định các dấu hiệu để thăm khám ngay và có sự tư vấn điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Xem thêm: Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.