Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cúm gà H5N1 là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cúm gà (H5N1) là một bệnh truyền nhiễm do virus H5N1 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với những vật dụng bị nhiễm bệnh hay ăn thịt gia cầm có nhiễm cúm H5N1 mà chưa được nấu chín.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Cúm gà là gì? 

Cúm gà (H5N1) còn được gọi là cúm gia cầm, là một bệnh nhiễm virus H5N1 type A thuộc họ Orthomyxoviridae. Thông thường, bệnh chỉ lây lan từ gia cầm sang gia cầm, nhưng một vài trường hợp có thể truyền nhiễm cho con người và động vật khác.

Dịch cúm gà đã bùng phát ở hầu hết như Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Phi và một vài nơi ở Châu Âu. Hầu như, những người có triệu chứng của bệnh cúm gà đều tiếp xúc gần với những gia cầm bị dịch bệnh. Các tổ chức Y tế đang lo ngại nếu virus cúm gà có thể biến đổi thành một dạng dễ truyền nhiễm từ gia cầm qua người hay từ người qua người thì sẽ có một đợt bùng phát toàn cầu xảy ra.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm gà

Bệnh cúm gà thường có các triệu chứng giống như cúm thông thường. Trong vòng 2 tới 7 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bạn sẽ gặp một số dấu hiệu sau:

  • Ho;
  • Sốt;
  • Sổ mũi;
  • Viêm họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Hụt hơi;
  • Nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc).

Một vài triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bạn bị cúm gà:

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;
  • Khó thở, suy hô hấp nghiêm trọng;
  • Co giật.

Những dấu hiệu cho thấy gia cầm bị nhiễm virus H5N1:

  • Chết đột ngột mà không rõ lý do;
  • Phần ức gà, chân, mào chuyển qua màu tím;
  • Đầu, mào, mí mắt, yếm thịt có dấu hiệu bị sưng;
  • Gà đẻ trứng ít dần, vỏ trứng bị biến dạng hoặc mềm;
  • Chán ăn, lờ đờ;
  • Xù lông.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm gà

Người mắc bệnh cúm gà nếu không được điều kịp thời sẽ gặp phải một vài biến chứng nguy hiểm như:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến cúm gà

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gà là do tiếp xúc với gia cầm bị virus H5N1.

Thông thường, cúm gà xảy ra tự nhiên ở những gia cầm hoang dã và có thể lây lan qua gia cầm trong nhà như gà, vịt, ngỗng. Cúm H5N1 thường lây từ gia cầm qua gia cầm.

Một số trường hợp hiếm người có thể bị cúm gà nếu tiếp xúc với mầm bệnh.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải cúm gà?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị cúm gà nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm gà

Các yếu tố làm tăng nguy cơ cúm gà:

  • Chăn nuôi gia cầm;
  • Tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh;
  • Sử dụng gia cầm bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín;
  • Tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cúm gà

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị cúm gà. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. 

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị cúm gà không bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm:

  • Cấy dịch mũi họng: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ dịch mũi hoặc họng của người bệnh. Sau đó tiến hành kiểm tra tìm kiếm virus trong dịch. Nên thực hiện ở vài ngày đầu khi có biểu hiện cúm gà. Một bộ xét nghiệm riêng dùng để xác định bệnh cúm gà là influenza A/H5 (Asian lineage) virus real-time RT-PCR primer and probe set đã được Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) đã phê duyệt.
  • X-quang ngực: Đánh giá tình trạng của phổi, dùng để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị cúm gà hiệu quả

Hiện nay, virus cúm đã kháng với hai thuốc kháng virus phổ biến nhất là rimantadine (Flumadine) hay Amantadine. Vì vậy không sử dụng những thuốc này trong điều trị bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) nếu oseltamivir không có hiệu quả có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, do tỷ lệ tử vong cao, nên thuốc phải được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Liều lượng chuẩn của tamiflu là 75mg/ngày trong 5 ngày với người từ 13 tuổi trở lên. Đối với trẻ em dưới 13 tuổi và những người bị các vấn đề về thận thì cần điều chỉnh liều lượng phù hợp. Với những người bị bệnh nặng hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch có thể tăng số ngày sử dụng để đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy một số trường hợp cúm gà H5N1 có thể kháng lại với những thuốc này.

Nếu bạn được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị cúm gà thì cần phải cách ly tại nhà hoặc bệnh viện.

Khi người thân hoặc những người tiếp xúc gần với bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus để phòng ngừa bệnh, mặc dù có thể họ không bị bệnh.

Với trường hợp bạn bị nhiễm trùng nặng bác sĩ sẽ yêu cầu cho bạn thở máy.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm gà

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng thường xuyên;
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước;
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, cần ăn chín uống sôi.

Phương pháp phòng ngừa cúm gà hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng;
  • Tiêm vacine cúm H5N1 để làm giảm nguy cơ lây nhiễm;
  • Không sử dụng các thực phẩm từ gia cầm mắc bệnh;
  • Thực phẩm từ gia cầm cần được nấu chín kỹ;
  • Không nên tiếp xúc với những người hay gia cầm bị nhiễm bệnh;
  • Với trường hợp tiếp xúc với nguồn nhiễm cần được bảo hộ đầy đủ, rửa sạch tay và sát khuẩn sau khi tiếp xúc.
Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bird-flu/symptoms-causes/syc-20368455
  2. https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-guide/what-know-about-bird-flu#3
  3. https://www.healthline.com/health/avian-influenza#treatment

Các bệnh liên quan

  1. Lao cột sống

  2. Sốt vàng

  3. Sùi mào gà

  4. HIV/AIDS

  5. Bệnh rubeon

  6. Nhiễm ký sinh trùng

  7. Bệnh do nhiễm leishmania

  8. Lao kê

  9. Bệnh dại

  10. Giun đầu gai