Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cận thị nặng là nguyên nhân gây suy giảm thị lực và là yếu tố nguy cơ của một số các bệnh lý nguy hiểm về mắt như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,… Vậy cận nặng nhất là bao nhiêu độ?
Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Không ít nguyên nhân có thể khiến cho mức độ cận thị nhẹ chuyển biến đến nặng từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thị giác. Vậy bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ?
Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến khiến cho người bị cận chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và gặp khó khăn khi muốn nhìn các vật ở xa. Khi bị cận thị, người bệnh có một số biểu hiện thường gặp như:
Tình trạng cận thị xuất hiện khi giác mạc quá cong hay trục của mắt quá dài làm cho hình ảnh bị hội tụ trước võng mạc. Điều này là nguyên nhân khiến cho người bị cận cảm thấy khó khăn khi cố gắng quan sát các vật thể ở xa.
Theo các chuyên gia, mức độ cận thị có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, từ việc thị lực trở nên mờ dần đến tình trạng người bệnh bị hạn chế tầm nhìn hoàn toàn. Tương tự với các dạng khác của tật khúc xạ khác ở mắt, mức độ cận thị từ nhẹ đến nặng được thể hiện bằng đơn vị Diop. Mức độ nặng nhẹ của tật cận thị được phân loại theo 4 cấp độ như sau:
Trong đó, người có độ cận từ -6,25 Diop trở lên được coi là cận thị nặng. Khi độ cận lớn hơn -10 Diop, người bệnh không chỉ đơn thuần là mắc tật cận thị mà còn có thể đang gặp các vấn đề thoái hóa ở phần sau của nhãn cầu. Vậy con người có thể cận nặng nhất là bao nhiêu độ?
Trên thực tế, không thể xác định được độ cận nặng nhất là bao nhiêu độ bởi không có giới hạn chính xác cho độ cận thị. Một số người có thể chỉ bị cận một vài độ tuy nhiên cũng có những người có độ cận lên đến vài chục Diop.
Hiện nay, tật cận thị được phân loại thành nhiều dạng khác nhau bao gồm cận đơn thuần, cận giả, cận thứ phát, cận thoái hóa và cận ban đêm. Lúc này, mức độ cận nặng của từng phân loại sẽ không giống nhau ở mỗi người.
Trong số các phân loại cận thị, cận thị thoái hóa được đánh giá là bệnh lý nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Khi bị cận thị thoái, khả năng thị lực của người bệnh chỉ đạt được khoảng 5/10 hoặc 8/10, thậm chí là 3/10 ngay khi đã điều chỉnh lại kính mắt.
Bên cạnh đó, người mắc cận thị thoái hóa về lâu về dài dẫn đến suy giảm thị lực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Thậm chí, nếu không chữa trị kịp thời, cận thị thoái hóa có thể gây ra mù lòa vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mắc tật cận thị bẩm sinh do gen di truyền từ bố mẹ, người bệnh có thể tăng độ cận lên đến – 20 hoặc – 25 Diop. Người mắc cận thị bẩm sinh thường bị cận thị ngay từ khi chưa đến độ tuổi đi học. Mức độ cận của người mắc cũng tăng rất nhanh chóng.
Khi bị cận nặng, người bệnh không chỉ bị suy giảm nghiêm trọng về thị lực mà còn có thể gây phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khác về mắt như nhược thị, lác, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc hay đục thủy tinh thể,...
Ở những người bị cận lệch nghiêm trọng thường có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng lé mắt (lác mắt). Lác mắt là tình trạng đồng tử của hai mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường. Mỗi khi mắt nhìn về phía trước, một trong hai bên hoặc cả hai sẽ bị lệch khỏi trục nhãn cầu.
Khi bị cận thị nặng, sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ sẽ kém đi trông thấy, dẫn đến tình trạng lác luân phiên hoặc lác ngoài. Tình trạng lác vừa phải có thể được khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính có độ cận phù hợp. Tuy nhiên khi độ cận quá cao, lại không đeo được kính đúng số thì tình trạng lác cũng không thể được điều chỉnh hoàn toàn.
Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết một phần hoặc hoàn toàn tín hiệu từ mắt truyền đến. Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất của tật cận thị nặng, xảy ra chủ yếu ở những người bị chênh lệch độ cận lớn ở 2 bên mắt. Khi bị cận thị nặng, mắt phải điều tiết quá nhiều, võng mạc không thể truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét từ đó gây ra tình trạng nhược thị.
Bệnh lý trên có thể được điều điều trị hiệu quả khi người bệnh được phát hiện sớm trong độ tuổi từ 0 – 12. Sau độ tuổi này, việc điều trị khó có thể đưa mắt hồi phục về 10/10 mặc dù đã tập luyện hay phẫu thuật do lúc này mắt đã phát triển ổn định như người trưởng thành.
Tăng nhãn áp là biến chứng thường xuất hiện ở những người cận thị nặng trên 8 Diop. Đây là tình trạng trục nhãn cầu bị dài ra làm kéo căng các dây thần kinh thị giác, khiến tính liên kết giữa chúng trở nên lỏng lẻo và yếu dần.
Cận thị nặng sẽ làm tăng áp lực nội nhãn gây ảnh hưởng đến trường thị giác và lớp sợi thần kinh võng mạc. Tăng nhãn áp nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
Khi bị cận nặng, các mạch máu bị thay đổi và tổn thương do võng mạc bị kéo giãn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thoái hóa điểm vàng, mắt sẽ mất khả năng quan sát chi tiết các hình ảnh hay sự vật khiến cho mọi thứ trở nên mờ và biến dạng. Nếu không được điều trị sớm thoái hóa điểm vàng có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Việc áp dụng các biện pháp dưới đây cũng sẽ giúp hạn chế tăng độ cận, ngăn ngừa các biến chứng do cận thị gây ra:
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc: Bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ? Theo nghiên cứu không thể xác định được độ cận nặng nhất là bao nhiêu độ bởi không có giới hạn chính xác cho độ cận thị. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên thực hiện các biện pháp tích hợp để kiểm soát độ cận.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.