Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ

Chuột rút khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều người. Đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ cũng như tinh thần của người bị.

Chuột rút trong lúc ngủ có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và nếu xảy ra thường xuyên thì cần có những hiểu biết cặn kẽ, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.

Đối tượng nào dễ bị chuột rút khi ngủ?

Chuột rút khi ngủ là tình trạng các cơ co rút mạnh và không chịu sự điều khiển của trí não. Hiện tượng này có thể xảy ra rất đột ngột bất cứ khi nào khiến người bị không khỏi có cảm giác đau đớn, khó chịu. Ngay cả khi cơ bắp đang nghỉ ngơi hay lúc ngủ, cơn đau chuột rút cũng có thể kéo đến, tình trạng này gọi làm chuột rút khi ngủ.

Bị chuột rút khi ngủ nguyên nhân và cách xử lý

Chuột rút khi ngủ là tình trạng khá phổ biến

Chuột rút ban đêm khá phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người. Theo một thống kê từ tạp chí khoa học nổi tiếng tại Mỹ cho thấy có đến 60% người trưởng thành và 7% trẻ em từng bị chuột rút khi ngủ. Có nhiều trường hợp bị chuột rút cả đêm và tình trạng trên lặp lại nhiều lần gây không ít trở ngại trong cuộc sống.

Chuột rút có thể gây ra đau đớn và khiến người bị giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ. Khi hiện tượng này lặp lại nhiều lần sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, tinh thần sa sút và thiếu năng lượng trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút trong lúc ngủ

Hầu hết nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm là do sự vận động quá mức của các cơ hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh. Để cải thiện triệt để tình trạng trên cần tìm ra nguyên nhân cụ thể như là:

Cơ bị mỏi do hoạt động quá sức

Một trong những nguyên bị nhân chuột rút vào ban đêm hàng đầu chính là do ban ngày các cơ đã quá mệt mỏi do cường độ tập luyện thể dục thể thao, làm việc quá sức. Việc di chuyển trên đôi giày cao gót hay giữ nguyên một tư thế quá lâu cũng dẫn đến chuột rút khi ngủ.

Không vận động thường xuyên

Ngoài việc vận động quá nhiều gây mỏi cơ, chuột rút thì ít vận động, lười vận động, luyện tập cũng là nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ khá phổ biến. Những người có môi trường làm việc tương đối cố định, ít khi di chuyên, đi lại như nhân viên văn phòng,… thường bị chuột rút trong lúc ngủ.

Bị chuột rút khi ngủ nguyên nhân và cách xử lý 2

Nguyên nhân bị chuột rút ban đêm có thể do lười vận động

Việc lười vận động không những ảnh hưởng đến sức mạnh, sức bền của cơ, xương mà còn khiến các cơ ngày càng lười biếng, không được hoạt động thường xuyên dẫn đến sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch cũng giảm sút đi rất nhiều.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây chuột rút trong lúc ngủ

Một vài loại thuốc đặc trị có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm nhiều hơn người bình thường. Các loại thuốc này có thể kể đến như: Estrogen, Levalbuterol, Sắt,…

Nếu thường xuyên gặp tình trạng chuột rút trong lúc ngủ thì bạn nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ của mình để có hướng giải quyết tốt nhất nhé.

Các vấn đề về sức khỏe

Chuột rút khi ngủ cũng bị gây ra bởi một số vấn đề về sức khỏe như: Tiểu đường, tim mạch, suy gan, suy thận, viêm xương khớp,… Những người bị nghiện rượu cũng có nguy cơ bị chuột rút trong lúc ngủ cao hơn người bình thường.

Bị chuột rút lúc đang ngủ nên làm gì?

Ngoài việc gây ra đau đớn, khó chịu cho người bị thì chuột rút trong lúc ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Hiện tượng này không quá nguy hiểm và bạn có thể thử các cách dưới đây.

Massage nhẹ nhàng

Dùng tay không hoặc dùng thêm dầu nóng để massage, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân sẽ giúp cơn đau do chuột rút giảm nhanh chóng, các cơ được thư giãn cũng ngăn ngừa tình trạng này tái phái.

Căng cơ

Một trong những cách giảm đau đớn khi bị chuột rút trong lúc ngủ là cố gắng duỗi thẳng chân để các cơ được căng ra, hạn chế đau đớn hơn. Bạn nên cố gắng co, duỗi chân một cách từ từ và lặp lại nhiều lần đến khi cơn chuột rút biến mất hẳn nhé.

Sử dụng phương pháp chườm nhiệt

Các túi chườm nóng/lạnh đều rất hữu hiệu khi bạn gặp phải tình trạng chuột rút khi ngủ. Nếu không có túi chườm sẵn, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cách nhúng một chiếc khăn vào nước nóng/lạnh, vắt nhẹ cho ráo nước và chườm nhiều lần lên chỗ chuột rút đê các cơ được thư giãn, mạch máu lưu thông, giảm đau, ngăn ngừa chuột rút quay lại.

Bị chuột rút khi ngủ nguyên nhân và cách xử lý 3

Chườm nhiệt giúp giãn cơ, giảm đau khi bị chuột rút

Tăng cường bổ sung khoáng chất

Đây là biện pháp giúp điều trị chuột rút lâu dài mà bạn nên áp dụng nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này. Thiếu hụt khoáng chất, nhất là canxi, magie, kali,… là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có chuột rút trong lúc ngủ.

Chuột rút khi ngủ không quá khó để điều trị và xử lý nếu bạn có những kiến thức cơ bản về chúng. Nếu thường xuyên bị chuột rút ảnh hưởng giấc ngủ và cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nào khác, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin