Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản có thể bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử mô thận,... Để giảm thiểu biến chứng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định và lời khuyên chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ.
Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, nhưng nó cũng có thể gây ra một số biến chứng. Các biến chứng sau mổ sỏi niệu quản có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật hoặc sau một thời gian. Hãy cùng tìm hiểu ngay về các biến chứng sau phẫu thuật lấy sỏi niệu quản và cách chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu.
Sỏi niệu quản, một bệnh lý đặc trưng với sự xuất hiện của những viên sỏi trong niệu quản (hệ thống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang), kéo theo đó những rủi ro không nhỏ. Sỏi có thể mắc kẹt ở một hoặc cả hai niệu quản.
Khi kích thước của viên sỏi đủ lớn, nó sẽ tạo ra sự cản trở trong quá trình lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Điều này dẫn đến những cơn đau đớn cực kỳ mạnh mẽ ở vùng sau lưng, phía dưới xương sườn, có thể lan rộng đến bụng dưới. Đây còn được gọi là những cơn đau thận.
Ngoài ra, những triệu chứng khác bao gồm:
Một số người bệnh cũng có thể trải qua các biểu hiện mơ hồ như mệt mỏi ở lưng, đau nặng hơn khi làm việc nặng. Những triệu chứng đau này tương tự như trong các tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật hoặc đại tràng. Vì vậy có thể dẫn đến sự nhầm lẫn.
Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng tắc nghẽn niệu quản do sỏi có thể tăng áp lực trong niệu quản và gây hại cho thận, dẫn đến hiện tượng thận ứ nước, giảm chức năng lọc cầu thận và suy giảm khả năng vận chuyển các chất điện giải quan trọng (như Na+, K+) và giảm lưu lượng máu đến thận.
Biến chứng nguy hiểm hơn là khi tình trạng tắc nghẽn niệu quản kéo dài mà không có can thiệp điều trị. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thận tiến triển và mất chức năng thận không thể hồi phục (hay suy thận mạn tính).
Phương pháp điều trị sỏi niệu quản được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm kích thước, vị trí và thành phần cấu tạo của sỏi. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, bao gồm các yếu tố như béo phì, sử dụng thuốc chống đông máu và các vấn đề khác để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp sỏi có kích thước chiều ngang nhỏ hơn 5mm, có thể sử dụng phương pháp tự nhiên như điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) và chờ đợi sỏi được tống xuất tự nhiên qua dòng nước tiểu, thường được áp dụng. Đối với sỏi niệu quản đoạn gần dưới 7mm, cũng thực hiện điều trị nội khoa trong khoảng 1 tháng và nếu sỏi không di chuyển, can thiệp lấy sỏi có thể được thực hiện.
Tuy nhiên, với sỏi đoạn gần lớn hơn 7mm hoặc sỏi niệu quản đoạn giữa và đoạn xa lớn hơn 5mm, khả năng tự đào thải thấp và cần xem xét can thiệp lấy sỏi. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi sử dụng ống nội soi để đưa laser vào niệu đạo, phá vỡ và hút mảnh sỏi nhỏ. Đây là phương pháp mổ sỏi niệu quản giúp bảo tồn các chức năng thận tối đa. Bệnh nhân có thể được xuất viện sau 1 - 2 ngày phẫu thuật.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích được áp dụng cho sỏi ở đoạn gần thận dưới 20mm. Kỹ thuật này tạo sóng để tán vụn viên sỏi, sau đó viên sỏi nhỏ sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da là việc tạo một đường hầm qua da để phá vỡ sỏi bằng thiết bị, đồng thời loại bỏ mảnh sỏi nhỏ. Thủ thuật này cần mất ba đến bốn giờ để hoàn thành. Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản bao gồm máu trong nước tiểu, cục máu đông, nhiễm trùng,...
Phương pháp này được thực hiện khi cần ít xâm lấn. Bệnh nhân cần gây mê toàn thân và mở 3 đường hầm nhỏ từ lưng hông để gắp sỏi ra ngoài.
Phương pháp mổ sỏi niệu quản dạng mổ hở được chỉ định dành cho những viên sỏi lớn hoặc mắc kẹt trong các đoạn niệu đạo có đường kính nhỏ.
Các phương pháp mổ sỏi niệu quản mang theo một số rủi ro và biến chứng hậu phẫu, tùy thuộc vào từng loại can thiệp. Sau mỗi ca phẫu thuật, nhân viên y tế sẽ theo dõi và hướng dẫn bệnh nhân về những vấn đề cần lưu ý.
Rất hiếm khi gặp biến chứng sau mổ sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này để tán các sỏi lớn, có nguy cơ gây đau, sốt, đái máu, tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến ứ nước tại bể thận, vỡ thận, vỡ gan hoặc lách.
Có nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng, chảy máu, rò thủng đường tiểu và thủng các cơ quan lân cận khi áp dụng tán sỏi qua da. Tuy nhiên, với kỹ thuật thực hiện đúng đắn, rủi ro biến chứng rất hiếm.
Biến chứng hẫu phẫu theo phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi nhẹ có thể gây tổn thương niêm mạc niệu quản, nặng có thể dẫn đến các biến chứng như:
Phương pháp nội soi ít xâm lấn, vì vậy khá an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gây xuất huyết, bầm tím hoặc rò nước tiểu.
Đây là phương pháp mổ sỏi niệu quản mang theo theo rủi ro, bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, rách hay tổn thương các cơ quan xung quanh (đặc biệt là thận), tụ dịch, áp xe tồn dư, rò nước tiểu,...
Chăm sóc sau mổ niệu quản là quan trọng để đảm bảo hồi phục hiệu quả và ngăn chặn các biến chứng sau mổ niệu quản nguy hiểm.
Ngay sau mổ, việc quan sát vết thương và đánh giá dấu hiệu biến chứng như chảy máu, đau hông lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu hay các triệu chứng khó thở, sốt là điều cần thiết.
Trong giai đoạn này, chế độ ăn uống dạng lỏng như súp, cháo, sữa và duy trì lượng nước đủ 2 - 3 lít mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình phục hồi. Đồng thời, việc chăm sóc vết mổ tại nhà cũng đòi hỏi sự theo dõi kỹ lưỡng, thay băng đúng cách và tránh nước vào vết thương.
Khi xuất viện, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái và duy trì lối sống lành mạnh. Việc theo dõi tình trạng vết mổ, tập trung vào thực phẩm lợi niệu và giữ cho cơ thể linh hoạt là những bước quan trọng để đảm bảo hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Việc nắm được các biến chứng sau mổ sỏi niệu quản từ bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu có biến chứng xảy ra. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau mổ sỏi niệu quản, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và tái khám định kỳ.
Xem thêm: Thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu quản: Chẩn đoán và điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.