Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc mang thai khiến cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó có tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân gây ốm nghén nên sẽ có các kiểu nghén khi mang thai khác nhau. Vậy thực chất nghén là gì? Gồm những kiểu ốm nghén nào?
Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng bình thường mà mẹ bầu thường gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài hiện tượng buồn nôn và nôn, mẹ bầu còn bị ốm nghén với nhiều hình thức khác nhau với cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Các kiểu nghén khi mang thai mà mẹ bầu thường trải qua là nghén chua, nghén ngọt, nghén ngủ, nghén mùi,…
Phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén. Tình trạng khó chịu này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ với nhiều triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn,… Mỗi người sẽ gặp phải các kiểu nghén khi mang thai khác nhau, chẳng hạn nghén mùi hương, nghén chua, nghén ngọt, nghén ngủ,…
Nếu gặp tình trạng nghén mẹ không cần lo lắng vì đây là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Nguyên nhân gây nghén do nồng độ hormone tăng cao, sự thay đổi về chuyển hóa các chất và lưu lượng máu trong cơ thể. Các cơn nghén không quá nguy hại, trừ các trường hợp nghén nặng và có xu hướng giảm dần, sau đó hết hẳn vào tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ.
Ốm nghén là phản ứng của cơ thể cho hàng loạt những thay đổi khi mẹ mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây ốm nghén, do đó sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau cho các kiểu nghén khác nhau. Dưới đây là các kiểu nghén khi mang thai thường gặp nhất:
Phần lớn các kiểu nghén khi mang thai đều là ốm nghén ở mức nhẹ. Các mẹ bầu chủ yếu gặp triệu chứng buồn nôn, nôn dẫn đến ăn uống không ngon miệng như trước. Một số mẹ có thể hơi lo lắng, cơ thể mệt mỏi khi bị ốm nghén.
Tuy mẹ bị nghén nhẹ gây mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát được chế độ ăn uống, đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho thai kỳ và sắp xếp được chế độ nghỉ ngơi. Mẹ không bị thiếu nước nghiêm trọng hay sụt cân, không ảnh hưởng đến thai nhi.
Một trong các kiểu nghén khi mang thai hiếm gặp là nghén nặng vì chỉ có 1/1.000 phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Tuy hiếm xảy ra nhưng các triệu chứng của ốm nghén nặng rất nguy hiểm bao gồm nôn mửa liên tục, khiến mẹ bầu mất nước, bị sụt cân. Trường hợp ốm nghén nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp, cụ thể là:
Mẹ bầu cần nhập viện nếu gặp phải trường hợp ốm nghén nặng để được điều trị kịp thời, chủ yếu để bác sĩ theo dõi và bù nước, chăm sóc dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch.
Một trong các kiểu nghén khi mang thai tưởng chừng vô lý nhưng khá thú vị phải kể đến là hiện tượng chồng nghén hộ vợ. Không chỉ có các mẹ bị nghén mà các ông bố cũng có biểu hiện nôn, ợ nóng, chuột rút, đau lưng,… khi vợ mang thai, thậm chí tâm trạng họ cũng thay đổi như buồn bực, khó chịu, lo lắng. Tuy các nhà khoa học vẫn chưa có thể lý giải được hiện tượng chồng nghén thay vợ nhưng kiểu nghén lạ đời này là điều hoàn toàn có thể xảy ra, xuất phát từ hội chứng nghén đồng cảm hay hội chứng Couvade, nghĩa là tâm lý đồng cảm của vợ chồng với nhau.
Bên cạnh các kiểu nghén nhẹ mà mẹ thường gặp khi mang thai, nghén đồ ăn cũng là một kiểu nghén phổ biến ở các mẹ bầu, cụ thể là mẹ có cảm giác thèm ăn món này hoặc không thích ăn món kia. Một số mẹ bầu hầu như thay đổi khẩu vị hoàn toàn khi mang thai, thậm chí thấy sợ cả một số món ăn yêu thích trước kia. Một số mẹ thì có cảm giác thèm ngọt, một số khác thích ăn chua nhưng cũng có nhiều mẹ ăn cay rất nhiều khi mang thai.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dựa trên cảm giác nghén thèm ăn của bà bầu để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa được khoa học công nhận nên không chính xác, chỉ để tham khảo.
Các chuyên gia vẫn chưa giải thích được kiểu nghén khi mang thai này, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về hormone trong cơ thể của người mẹ, không liên quan đến việc thiếu hụt dưỡng chất.
Nếu mẹ bị nghén nhẹ và vẫn có thể chịu đựng, ăn uống và sinh hoạt bình thường được thì thường không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghén gây khó chịu khiến mẹ bầu mệt mỏi, mẹ có thể tham khảo các biện pháp điều trị dưới đây giúp giảm triệu chứng của ốm nghén.
Không có loại thuốc nhất định nào giúp cải thiện hiệu quả với tất cả trường hợp bị ốm nghén. Thông thường bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn thuốc có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng. Phổ biến là mẹ dùng thuốc ngăn ngừa nôn (có thể kê đơn hay không kê đơn) chứa các thành phần an toàn với mẹ và bé như:
Lưu ý mẹ bầu sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
Để cải thiện tình trạng nghén, buồn nôn và nôn mửa khi mang thai, mẹ có thể dùng một số biện pháp thay thế hiệu quả như:
Thai phụ cũng cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các biện pháp này.
Dù mẹ đang bị một trong các kiểu nghén khi mang thai nào thì dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các mẹ, có thể trở thành nỗi ám ảnh với những người mới làm mẹ lần đầu. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh này, mẹ bầu nên áp dụng thử những gợi ý sau đây:
Tóm lại, ốm nghén không chỉ có triệu chứng buồn nôn và nôn, các mẹ bầu có thể gặp các kiểu nghén khi mang thai khác. Đa phần ốm nghén đều là phản ứng sinh lý và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám nếu ốm nghén gây sụt cân và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.