Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Các loại khoai ở Việt Nam: Liệu bạn có biết?

Hồng Nhung

18/11/2024
Kích thước chữ

Khoai là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn như hầm canh, bánh, chè,… Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu các loại khoai hiện có ở Việt Nam, điển hình như khoai lang, khoai sọ, khoai tây.

Các loại khoai đa phần đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích, ví dụ như khoai lang mật, khoai tây,… Dưới đây là 12 loại khoai ở Việt Nam rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày.

Khoai lang vàng

Khoai lang vàng là loại khoai có phần ruột màu vàng hoặc cam. Không giống khoai lang trắng, khoai lang vàng có hàm lượng đường cao hơn nhưng tinh bột lại ít hơn nên có vị ngọt tự nhiên rất dễ ăn, nhất là khi dùng để nướng, ruột khoai sẽ mềm ngọt chứ không khô bở và tỏa ra mùi thơm cực hấp dẫn.

Khoai lang vàng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe với hàm lượng beta-carotene khổng lồ. Theo các nghiên cứu, beta-carotene khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A có công dụng chống lại những bệnh lý liên quan đến thị lực, đồng thời phòng tránh tình trạng thiếu vitamin A.

Bên cạnh đó, hàm lượng alpha-carotene có trong khoai lang vàng cũng rất tốt cho sức khỏe, góp phần ngăn ngừa bệnh tim mạch và một số loại ung thư nguy hiểm. Hiện nay khoai lang vàng được bày bán rộng rãi trên thị trường với mức giá phải chăng, bạn có thể thường xuyên thêm loại khoai này vào bữa ăn để bổ sung dinh dưỡng.

Các loại khoai ở Việt Nam: Liệu bạn có biết? 1
Khoai lang vàng giàu beta-carotene tốt cho mắt và hệ miễn dịch

Khoai lang mật – Một trong các loại khoai phổ biến nhất

Cũng giống các loại khoai khác, khoai lang mật có hàm lượng tinh bột thấp nhưng lại chứa rất nhiều đường nên khi ăn bạn sẽ thấy vị ngọt đậm đà và ngon miệng hơn. Khoai lang mật khi nướng lên sẽ có phần ruột khoai mềm ngọt, đôi khi hơi nhũn chứ không khô bở như các loại khoai khác.

Khoai lang mật thường được trồng nhiều ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình hoặc Đà Lạt,… Các nghiên cứu về loại khoai này cũng cho thấy khoai lang vàng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là tiền tố beta-carotene tốt cho mắt, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…

Khoai lang tím

Sẽ thật thiếu sót khi bàn về các loại khoai ở Việt Nam mà không nhắc đến khoai lang tím. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoai lang tím có chứa hàm lượng chất anthocyanin rất cao, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Theo nghiên cứu, chất anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa một số dấu hiệu lão hóa do tác động của tuổi tác, đồng thời củng cố hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, cân bằng cholesterol trong máu và ổn định huyết áp,…

Các loại khoai ở Việt Nam: Liệu bạn có biết? 2
Khoai lang tím là một trong các loại khoai dẻo ngon, màu sắc bắt mắt

Ngoài ra, chất chống oxy hóa này trong khoai lang tím còn hỗ trợ ngăn chặn những tác động xấu của gốc tự do, phòng ngừa bệnh ung thư và hỗ trợ cải thiện sức khỏe thị lực. Một số chất dinh dưỡng khác được tìm thấy trong khoai lang tím như flavonoid và vitamin, chất khoáng còn hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, xuất huyết tử cung sau sinh, chảy máu cam, ho ra máu,…

Khoai lang trắng

Một trong các loại khoai cũng rất phổ biến tại Việt Nam là khoai lang trắng.

Trong số các loại khoai lang, khoai lang trắng là loại có nhiều tinh bột nhất (chiếm khoảng 25%), bao gồm cả 3 loại đường là fructose, glucose và sucrose. Bên cạnh đó, lượng đường trong loại khoai này cũng khá thấp nên khi ăn thấy ít vị ngọt và mùi hương kém hấp dẫn hơn khoai lang mật và khoai lang tím. Do có hương vị kém nên khoai lang trắng thường ít dùng là thực phẩm mà dùng để nấu rượu hoặc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…

Khoai môn sáp vàng

Khoai môn sáp vàng là loại khoai có vỏ màu nâu đậm và ruột khoai màu vàng nhạt tự nhiên, khi nấu chín có vị bùi béo và dẻo quánh như sáp nên được gọi là khoai môn sáp vàng. Do đặc tính dẻo ngon tự nhiên nên loại khoai này thường được dùng để nấu chè, canh, súp, cà ri hoặc đơn giản là luộc chín ăn trực tiếp để cảm nhận hết vị ngon của loại khoai đặc biệt này.

Khoai môn tím

Khoai môn tím có vỏ màu nâu sậm và ruột khoai màu tím nhạt đến đậm tùy điều kiện trồng và chăm sóc. Hiện nay, khoai môn tím thường được trồng nhiều ở Đà Lạt và Yên Bái. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, trong các loại khoai, khoai môn tím là loại chứa rất nhiều protein, kali, vitamin A, B, C, E,… giúp tiêu hóa khỏe mạnh, trơn tru, đề phòng táo bón, bảo vệ thị lực, ngừa lão hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn có thể dùng khoai lang tím để nấu canh, hầm xương, nấu chè, các món súp hoặc làm bánh đều rất ngon và bổ dưỡng.

Khoai môn trắng

Khoai môn trắng hay còn gọi là khoai môn ngọt là loại khoai môn có ruột màu trắng, vỏ màu nâu nhạt đến đậm với nhiều vết vân ngang màu tía. Trong khoai môn trắng có chứa hàm lượng lớn chất xơ, protein, vitamin A, B, C, E,… có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ thị lực, phòng chống bệnh huyết áp, tim mạch,…

Các loại khoai ở Việt Nam: Liệu bạn có biết? 3
Khoai môn trắng dẻo ngon, bùi béo nên thường được dùng nấu chè, hầm canh

Khoai tây vàng

Trong các loại khoai ở Việt Nam, có lẽ khoai tây vàng là một trong những loại được sử dụng nhiều nhất. Khoai tây vàng thường có hình bầu dục hoặc hình tròn, vỏ mỏng màu nâu nhạt, ruột khoai vàng nhạt và hay dùng để hầm canh, chiên hoặc làm các món xào. Trong khoai tây vàng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, điển hình như chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6,… rất tốt cho tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, giảm sưng phù, hỗ trợ bệnh nhân viêm loét dạ dày và ngừa sỏi thận rất hiệu quả.

Khoai mỡ

Khoai mỡ là loại khoai củ to, vỏ màu đen hoặc nâu đậm, xù xì và nhiều rễ. Ruột khoai mỡ có màu tím hoặc trắng ngà, có độ nhớt nhiều nên thường được dùng để nấu canh, cháo hoặc súp. Vị của khoai mỡ không quá đặc biệt, hơi ngọt nhẹ tự nhiên nhưng có màu sắc bắt mắt nên được dùng nhiều trong chế biến món ăn.

Khoai tây tím

Khoai tây tím là loại khoai tây có vỏ màu tím đậm gần như màu đen và phần ruột màu tím nhạt hơn nên rất bắt mắt. Thịt củ khoai tây tím khá đặc, vị ngọt nhẹ tự nhiên và dẻo bùi nên thường dùng để tạo màu sắc hấp dẫn cho món canh, hầm xương hoặc nấu súp,… Trong loại khoai này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và chất khoáng nên bổ sung vào chế độ ăn uống có công dụng cân bằng huyết áp, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do.

Các loại khoai ở Việt Nam: Liệu bạn có biết? 4
Khoai tây tím giàu chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch, thần kinh và não bộ

Khoai sọ

Khoai sọ có vẻ ngoài không mất bắt mắt, hình bầu dục hoặc hình tròn, vỏ củ khoai màu nâu đậm và xuất hiện nhiều vệt ngang, ruột khoai màu trắng sữa. Loại khoai này khi nấu chín có độ mềm dẻo nhất định, giàu dinh dưỡng và thường được chế biến thành các món canh, chè, súp, hầm xương,…

Khoai từ

Khoai từ là loại khoai củ nhỏ hay còn gọi là củ từ. Loại khoai này có hình tròn hoặc hình bầu dục không đồng đều, vỏ màu nâu nhạt có nhiều rễ con xung quanh còn phần ruột khoai màu vàng nhạt. Khoai từ khi nấu chín có vị ngọt tự nhiên, nhiều nước và thường dùng để luộc chín ăn trực tiếp hoặc nấu canh với xương.

Trên đây là 12 loại khoai phổ biến ở Việt Nam với đa dạng màu sắc, hương vị và công dụng với sức khỏe. Khi chế biến và sử dụng các loại khoai, bạn nên cân đối với các thực phẩm khác để đảm bảo chế độ ăn cân đối 4 nhóm chất chính, đồng thời tránh ăn quá nhiều khoai vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin