Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong bữa ăn gia đình vẫn thường xuất hiện các loại nấm ăn được phổ biến như nấm rơm, nấm bào ngư, kim châm, nấm hương, nấm tai mèo… Những loại nấm này không chỉ có vị ngon mà còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
Các loại nấm ăn được là nguồn thực phẩm vô cùng phổ biến, vừa thanh mát lại giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng kỳ diệu mà các loại nấm này mang lại. Bài viết sau đây giới thiệu các loại nấm chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để giúp bạn chọn được loại nấm phù hợp cho bữa ăn đủ chất trong gia đình bạn.
Nấm rơm là một trong các loại nấm ăn được phổ biến và xuất hiện thường xuyên trong các món ăn hàng ngày. Đây là loại nấm mọc tự nhiên từ các đống rơm rạ hay được nuôi trồng, thường có màu xám trắng, xám, xám đen. Tùy thuộc từng loại nấm rơm khác nhau sẽ có kích thước khác nhau.
Nấm rơm rất giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, D, E, PP và các axit amin.
Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm kim chi hay nấm giá, là một loài nấm màu trắng hoặc vàng nhạt, hình sợi, mọc thành từng cụm đều nhau. Khi nấu chín, nấm kim châm sẽ có độ dai, giòn, mềm vừa phải và mùi hương nhẹ, ăn vào sẽ thấy vị ngọt, mát.
Nấm kim châm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, carbohydrate, lipid, chất xơ, kali, canxi, lisin, kẽm. Bên cạnh đó, nấm còn chứa đến 16 loại axit amin trong đó có 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô, đường kính khoảng 4 - 10 cm, khi trưởng thành có màu nâu sậm, có chân nấm hình trụ đính vào giữa tai nấm.
Nấm hương là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, nhưng chứa ít calo, đồng thời chứa vitamin B cùng một số khoáng chất và cũng là một thảo dược chữa bệnh. Ngoài ra, nấm hương còn chứa các chất như polysaccharide, sterol, terpenoid, lipid và một số các amino axit.
Nấm tai mèo hay nấm mèo hoặc có tên gọi khác là mộc nhĩ đen, thường có màu nâu sẫm đến đen, có nét đặc trưng với hình dáng tựa như tai con người.
Nấm mèo chủ yếu chứa chất béo, protein, vitamin, canxi, photpho, sắt, lecithin, sphingomyelin và các thành phần vô cơ khác. Nhờ các dưỡng chất này nấm mèo có công dụng chống đông máu, chống huyết khối, điều tiết mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường chức năng miễn dịch, chậm lão hóa, chống loét, chống nấm...
Nấm mỡ không những là một trong các loại nấm ăn được mà chúng ta còn có thể ăn sống. Hiện nay, nấm mỡ được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới bởi giá trị dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon.
Trong 100g nấm mỡ chứa các vitamin như B1, B2, C, D, chất xơ, kali, đồng, kẽm, chất tro, các acid amin như methionine, aspartic acid, citrulline… Loài nấm này trở thành món ăn dinh dưỡng rất cao vì chứa protid và alanine rất hiếm gặp trong rau xanh hay các loại hoa quả.
Nấm bào ngư có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tương đương với các loại rau xanh như vitamin B1, B2, B3, B5, vitamin D, photpho, selen, kẽm… Bên cạnh đó, loại nấm này còn chứa vitamin PP, protein, acid folic, glucid, các fleutorin và acid béo không no…
Nấm kim châm có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch rất tốt. Một nghiên cứu cho thấy, những con chuột sẽ có hàm lượng cholesterol xấu rất thấp khi tiêu thụ thức ăn có chiết xuất thành phần dinh dưỡng từ loại nấm kim châm. Và các chất này cũng hoàn toàn có tác dụng trên người giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Nấm kim châm có tác dụng rất tốt với người cao huyết áp, hỗ trợ giảm cholesterol máu và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, chống béo phì.
Theo Đông y, nấm bào ngư tính ấm, có vị ngọt. Ăn nhiều nấm bào ngư được chứng minh là giúp phòng ngừa ung bướu, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giảm stress và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, nấm bào ngư chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư.
Nấm mỡ chứa các acid béo không bão hòa, chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B9, B12, C, D và polyphenol có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp hạn chế các bệnh như tiểu đường, tim mạch.
Ngoài ra, nấm mỡ còn nhiều công dụng khác như trị biếng ăn, suy nhược cơ thể, tiêu diệt những vi khuẩn xấu gây hại đường tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm tổn thương gan, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa loãng xương...
Nấm hương có hàm lượng kali cao và những hoạt chất như protein, chất xơ, polisaccarit, các vitamin như vitamin B2, D, PP có tác dụng ngăn chặn cao huyết áp. Nhờ vào các hợp chất giúp làm giảm hàm lượng cholesterol nên nấm hương có tác dụng tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, dưỡng chất trong nấm hương còn giúp trị tàn nhang, chữa viêm khớp, làm giảm albumin niệu, giúp phòng ung thư...
Thành phần của nấm rơm bao gồm một số protein, hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp và không chứa các chất béo xấu. Ngoài ra, lượng enzyme và chất xơ trong nấm rơm giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và lượng protein cao sẽ giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa. Với những dưỡng chất trên, nấm rơm giúp hỗ trợ chữa béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư...
Nhìn chung, các loại nấm ăn được đều ngon và rất bổ dưỡng. Nếu bổ sung các loại nấm này vào thực đơn mỗi ngày, bạn sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi vừa có tác dụng chữa bệnh vừa phòng bệnh cho cả gia đình.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.