Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn lipid máu là tình trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại do chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít vận động và căng thẳng kéo dài. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả được bác sĩ khuyến nghị là sử dụng thuốc hạ lipid máu. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc hạ lipid máu, cơ chế hoạt động, tác dụng phụ và những lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách an toàn và hiệu quả.
Ngày nay, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch đang trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh này là rối loạn lipid máu, đặc biệt là khi nồng độ cholesterol “xấu” (LDL-C) trong máu tăng cao. Khi đó, thuốc hạ lipid máu sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cần thiết nhằm làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, bảo vệ tim và não khỏi những biến cố nguy hiểm.
Thuốc hạ lipid máu là nhóm thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu, từ đó ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Các loại thuốc hạ lipid máu khác nhau sẽ tác động theo nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm:
Thuốc hạ lipid máu có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch hoặc đột quỵ.
Dưới đây là các nhóm thuốc hạ lipid máu thường được sử dụng, bao gồm
Statin là nhóm thuốc hạ lipid máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế enzym HMG-CoA - một loại enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, nhóm thuốc Statin còn giúp số lượng thụ thể của LDL-C, tăng sự thoái hóa và hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu xuống mức thấp nhất có thể. Đồng thời, nó cũng làm tăng nồng độ HDL-C có lợi cho cơ thể.
Các loại thuốc Statin phổ biến như:
Fibrat cũng là một nhóm thuốc hạ lipid máu được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh mỡ máu cao. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nồng độ triglycerides, LDL và tăng HDL. Fibrat có thể được sử dụng đơn độc hoặc dùng kết hợp với các loại thuốc hạ lipid máu khác.
Các loại thuốc Fibrat phổ biến có thể kể đến như:
Niacin là một trong 8 loại vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin PP và B3, có tác dụng hạ lipid máu. Niacin là vitamin tan được trong nước, có khả năng ức chế sản xuất các lipoprotein ở gan, làm tăng chỉ số HDL và giảm chỉ số LDL.
Niacin thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc nhóm Statin hoặc trong các trường hợp bệnh nhân không dung nạp được với Statin.
Một số Niacin phổ biến như:
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung nhóm vitamin B bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin B như súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cà rốt, hạnh nhân…
Nhóm thuốc này gắn với acid mật trong ruột và ngăn cản tái hấp thu, từ đó buộc cơ thể phải sử dụng cholesterol để tạo acid mật mới, làm giảm cholesterol trong máu.
Một số loại thuốc phổ biến như:
Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với nhóm Statin hoặc trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp với Statin, không được sử dụng khi triglycerid tăng quá cao. Có thể gây táo bón, đầy hơi, ít dùng do hiệu quả không cao, kém tuân thủ.
Đây là thuốc ức chế hấp thu cholesterol và thường được sử dụng phối hợp với Statin hoặc không dung nạp đối với Statin để tăng hiệu quả điều trị. Nhóm thuốc này không được sử dụng khi nồng độ triglyceride tăng cao.
Thuốc thuộc nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol có thể kể đến là Ezetimibe.
Nhóm thuốc này thường sử dụng các estrogen thảo dược để điều trị tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh.
Cần lưu ý: Liệu pháp hormone thay thế không được dùng với mục đích chính là điều trị rối loạn lipid máu, vì nguy cơ tim mạch và ung thư vú tăng cao.
Là một lựa chọn hỗ trợ điều trị tăng triglycerid khá mạnh. Nhóm này có chứa acid béo EPA và DHA có trong dầu cá. Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với nhóm fibrate.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch, tuy nhiên thuốc hạ lipid máu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào loại thuốc, liều lượng và cơ địa của từng người, mức độ tác dụng phụ có thể khác nhau. Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:
Thuốc hạ lipid có thể làm rối loạn chức năng của gan, gây tăng men gan SGOT/SGPT, từ đó khiến tế bào gan bị hoại tử. Khi men gan tăng gấp 3 lần so với bình thường thì người bệnh buộc phải ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy yếu, vàng da, đau vùng bụng trên, nước tiểu có màu vàng sẫm… khi sử dụng thuốc thì cần báo lại cho bác sĩ điều trị.
Thuốc hạ lipid máu chống chỉ định đối với trường hợp bị viêm gan mãn tính hoặc tăng men gan kéo dài.
Thuốc hạ lipid máu có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho người bệnh như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn…
Khi sử dụng thuốc hạ lipid máu nhóm Statin, một số người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh với các biểu hiện như:
Thuốc hạ lipid máu có thể gây ra một số tác dụng phụ trên da và hệ cơ xương khớp như:
Để thuốc hạ lipid máu phát huy hiệu quả tối đa và hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng:
Thuốc hạ lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao hoặc không đáp ứng với thay đổi lối sống. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định, theo dõi sát sao và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh là yếu tố không thể thiếu để đạt hiệu quả điều trị lâu dài và bền vững.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.