Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Kế hoạch mang thai

Các xét nghiệm trước sinh mẹ bầu cần lưu ý

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Thực hiện các xét nghiệm trước sinh là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc thai kỳ, giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm trước sinh là kiểm tra quan trọng mà phụ nữ mang thai nên đầu tư thực hiện để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Ai cần làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh?

Trong giai đoạn thai kỳ sức khỏe của cả mẹ và bé đều có thể gặp phải không ít rủi ro. Trong số đó, nguy hiểm nhất là các dị tật bẩm sinh hoặc nguy cơ thai lưu hay sảy thai. Vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều nằm trong danh sách cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

cac-xet-nghiem-truoc-sinh-me-bau-can-luu-y 1.jpg
Phụ nữ mang thai đều cần xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Những phụ nữ mang thai cần được xem xét cho quy trình sàng lọc trước sinh, đặc biệt là các nhóm mẹ bầu mang thai:

  • Có lịch sử thai nghén không ổn định, thai chết lưu, hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân.
  • Tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học độc hại hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mắc các bệnh cảm cúm, sởi, thủy đậu, quai bị và rubella.
  • Có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý di truyền hoặc tiếp xúc với chất độc da cam.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không nên trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao HA.

Bác sĩ thai sản khuyên rằng việc khám thai thường xuyên và định kỳ kết hợp với sàng lọc trước sinh là vô cùng quan trọng. Điều này giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đánh giá nguy cơ và phát hiện các biến chứng trong thai kỳ. Ngoài ra, sàng lọc trước sinh cũng giúp chẩn đoán sớm và đầy đủ các dị tật bẩm sinh của thai nhi, từ đó tạo điều kiện cho một kế hoạch sinh đẻ an toàn và điều trị sớm cho trẻ khi cần thiết.

Các xét nghiệm trước sinh mẹ bầu cần lưu ý

Các xét nghiệm trước sinh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Đối với mỗi bà mẹ, việc chú ý đến các xét nghiệm sau đây là điều rất cần thiết:

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu cung cấp thông tin chi tiết về một số chỉ số quan trọng như hemoglobin, số lượng hồng cầu, và các chỉ số khác. Thông qua xét nghiệm này, mẹ bầu có thể phát hiện được các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý về máu. Điều này rất quan trọng để mẹ có thể chuẩn bị kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và điều trị kịp thời. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh lý về tuyến giáp, và rối loạn chức năng của các cơ quan khác.

cac-xet-nghiem-truoc-sinh-me-bau-can-luu-y 2.jpg
Xét nghiệm máu cung cấp thông tin chi tiết về một số chỉ số quan trọng

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

Thực hiện từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, xét nghiệm này giúp phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, các mẹ bầu có tiền sử béo phì, tiểu đường, hoặc từng trải qua thai kỳ gặp vấn đề cần được thực hiện xét nghiệm này để kiểm soát tốt nguy cơ này.

Xét nghiệm nước tiểu:

Xét nghiệm này cũng rất quan trọng để phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các vấn đề này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Các xét nghiệm Double Test, Triple Test, NIPT

Các xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu máu của mẹ để phát hiện các dị tật bẩm sinh như Down, Patau, Edwards.

Xét nghiệm CMV

Loại xét nghiệm này giúp phát hiện nguy cơ nhiễm trùng bào thai từ virus Cytomegalo, có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm Streptococcus B

Thực hiện từ tuần 35 - 37 của thai kỳ, xét nghiệm này giúp xác định nguy cơ nhiễm trùng liên cầu nhóm B, từ đó quyết định liệu cần điều trị bằng kháng sinh hay không.

Xét nghiệm Toxoplasma

Xét nghiệm này thường được thực hiện ở các lần khám thai đầu tiên để phát hiện nguy cơ nhiễm trùng bào thai từ ký sinh trùng, có thể gây ra sảy thai hoặc dị tật cho thai.

Xét nghiệm CSV (Chorionic Villus Sampling)

Trong trường hợp thai nhi được chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ tiếp tục thực hiện xét nghiệm CSV. Thường được thực hiện vào tuần thai từ 10 đến 12. Quá trình này bao gồm việc lấy mẫu mô nhỏ từ nhau thai để tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn các điều kiện gây ra dị tật.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Người mẹ có thể thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi thai đã đạt từ 35 đến 37 tuần tuổi. Group B Streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn có thể gây ra các nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh khi bị phơi nhiễm. Vi khuẩn GBS thường được tìm thấy trong miệng, cổ họng, trực tràng và âm đạo của phụ nữ mang thai.

Lưu ý khi thực hiện các xét nghiệm trước sinh mẹ bầu cần lưu ý

Khi thực hiện các xét nghiệm trước sinh, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

Tìm hiểu thông tin cơ bản: Mẹ cần nắm vững về tầm quan trọng của các xét nghiệm trước sinh, hiểu rõ về các loại xét nghiệm, cách thức thực hiện và thời điểm phù hợp để tiến hành.

cac-xet-nghiem-truoc-sinh-me-bau-can-luu-y 3.jpg
Mẹ cần nắm vững về tầm quan trọng của các xét nghiệm trước sinh

Chuẩn bị tinh thần: Trước khi thực hiện xét nghiệm, mẹ cần có một tinh thần thoải mái, bình tĩnh để giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Mẹ nên lắng nghe và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu kết quả xét nghiệm không tốt, mẹ không nên quá lo lắng vì bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín: Mẹ cần chọn các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm có uy tín và chất lượng, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy.

Hy vọng qua nội dung bài viết mẹ đã có thêm thông tin về các  xét nghiệm trước sinh mẹ bầu cần lưu ý. Các xét nghiệm trước sinh nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, đồng thời giúp cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin